Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Tại sao con phải định giá và chọn lựa? (Thư Thầy trò 64)


...Tâm thức con mơ hồ, hỗn loạn cũng vì loay hoay trong hai đối cực ấy mà không thấy ra sự thật như nó đang là. Tinh tấn không phải là cố gắng để thay đổi cục diện hoặc trở thành điều gì khác, mà đơn giản chỉ là trở về với thực tại để trọn vẹn thấy ra sự thật như nó đang là. Tuyệt đối không có lý tưởng nào để đạt đến, cũng không có điều gì phải bám víu để dừng lại, nên "không bước tới, không dừng lại mà Như Lai thoát khỏi bộc lưu" của dòng sinh tử...



Thầy kính!
Con xin trình pháp với thầy như sau:
Những ngày này con đã bắt đầu chăm chỉ, cố gắng hơn trong việc quan sát tâm mình, hướng vào sâu một cách trọn vẹn hơn. Mãi tới bây giờ con mới viết trình thầy vì thời gian qua con rất lười biếng và sợ hãi không dám nhìn thẳng vào sự lộn xộn, hỗn loạn của thế giới tâm thức trong con. Con cứ mơ hồ tìm hết cái này đến cái kia ở bên ngoài dù không cầu mong giải thoát gì cả như người mù cầm gậy dò dẫm khắp nơi mà chẳng đâu vào đâu. Con thực sự đã học được rất ít, có nghe pháp, đọc sách rồi lại quên, cứ quên hoài; lần nào nghe pháp làlại thấy như lần đầu tiên. Con tình cờ đọc được bài "Nhận chân khổ đế" của Ngài Ajahn Chah. Bài viết làm con phải dừng lại, thấy rõ làcon dễ thối chí nản lòng khi đối mặt với đau khổ hay bản ngã. Con đã hèn nhát không dám nhìn thẳng vào nó mà lại để nó sai khiến. Đúng là con cần ai đó mắng con, hoặc đánh thật đau mới tỉnh lại, nhất làtrong lúc mọi thứ bên ngoài xung quanh con đang êm ả. Ngay từ việc nhỏ nhặt hàng ngày là ăn ngủ. Nhiều khi con thấy bụng đã no rồi, đủ rồi mà cũng không tiết chế nổi, cứ ăn thêm hoặc con biết cần phải ăn uống, hoạt động trong chánh niệm mà con cũng không làm. Đáng ra con phải tỉnh táo từ những việc nhỏ như vậy.
Cuộc sống là một chuỗi liên tiếp những sự lựa chọn. Với người tu tập thì sự lựa chọn trở nên khó khăn gấp bội vì luôn cần phải cảnh giác trước sự tham lam - bản ngã sinh khởi và phân biệt được cái mình muốn là đúng hay chỉ là ảo tưởng dẫn đến phiền não.
Điều giá trị nhất con nhận ra khi thực hành là tầm quan trọng của việc lắng nghe tâm mình, sự quan sát thế giới không ngừng biến đổi bên trong. Mỗi khi dừng lại để lắng nghe, con thấy tự chủ hơn rất nhiều để có thể phân tích sự việc một cách sáng suốt, sự hiện hữu của những thứ xung quanh trở nên rõ ràng, ý nghĩa hơn. Nhất là con thấy khổ, lúc nào cũng khổ, khổ vìbuồn ngủ, mệt mỏi mà vẫn phải tiếp tục làm việc, vì phật ý, vìkhông vừa lòng, vì âm thanh, hình ảnh, vì nỗi sợ, nỗi lo lúc nào cũng hiện hữu.
Động lực lớn nhất để con thực hành việc giữ chánh niệm là ý thức về cái chết. Đối với con suy niệm về cái chết có ý nghĩa to lớn và sâu sắc. Khi biết mình đang chết dần chết mòn, con càng cảm thấy quý giá giây phút hiện tại, lòng tham lắng xuống dần vì chỉ thấy mọi thứ trống rỗng. Nhưng không phải lúc nào con cũng suy niệm được như vậy vì con chưa gỡ được ảo tưởng về cái thân. Quá trình cái thân này suy hoại do thời gian rất chậm, tới nỗi con nghĩ sẽ mãi như này thôi, đâm ra chán nản vì chẳng có gì mới mẻ thú vị, cả quá trình biến đổi cái thân của người khác cũng trở nên mơ hồ. Và cả việc cái thân này là"ta"/ "của ta" hay không con cũng chưa thấy hết được.
Con trình bày có phần nào sai xin thầy cứ chỉ thẳng giúp con. Con cảm ơn thầy.



Con ạ,

Con lại sai nữa rồi. Con lại muốn làm chủ mình, muốn kiểm sát thân tâm, muốn mọi sự ổn định, bình an và tích cực, nhưng liệu có thể nào đạt được như ý con nghĩ không. Tại sao con phải định giá và chọn lựa? Chọn lựa theo bảng giá trị nào hoặc hệ quy chiếu nào đây? Và nỗ lực để đi đến đâu, trở thành cái gì? Không phải là "cái Ta" đang muốn đạt đến một tình trạng lý tưởng "của Ta" nào khác chứ? Những suy nghĩ của con vẫn chưa thoát khỏi được quỹ đạo của cái Ta tưởng là, cho là, phải là, sẽ là,... đúng không?
Chăm chỉ, cố gắng và buông lung, phóng dật chỉ là hai cực của một thực trạng vị ngã mà thôi. Tâm thức con mơ hồ, hỗn loạn cũng vì loay hoay trong hai đối cực ấy mà không thấy ra sự thật như nó đang là. Tinh tấn không phải là cố gắng để thay đổi cục diện hoặc trở thành điều gì khác, mà đơn giản chỉ là trở về với thực tại để trọn vẹn thấy ra sự thật như nó đang là. Tuyệt đối không có lý tưởng nào để đạt đến, cũng không có điều gì phải bám víu để dừng lại, nên "không bước tới, không dừng lại mà Như Lai thoát khỏi bộc lưu" của dòng sinh tử.
Lâu nay con vẫn âm thầm mong muốn thoát khỏi một tình trạng nào đó mà con đã vướng mắc, nhưng lại quên rằng mọi tình trạng đến đi trong đời con đều chỉ để xem con có phát hiện ra bản chất thật của nó không và qua đó có thấy ra chính mình không, chứ không phải để nỗ lực ôm giữ hoặc cố gắng thoát ra, vì những thái độ phản ứng như thế chỉ phí công vô ích, thay vì cảm nhận trọn vẹn để thấy ra sự thật như nó đang là. Chỉ trọn vẹn thấy và biết thôi, không cần dụng công nắm giữ hay loại bỏ bất cứ điều gì. Nếu không, cố nắm giữ thì sẽ bị mất đi, cố loại bỏ cái này rồi cũng vướng vào cái khác vi tế hơn mà thôi.
Lặng nhìn mọi sự đến đi với một mụ cười thông cảm rồi con sẽ hiểu ra chính mình và ý nghĩa đích thực của cuộc sống, mà không cần chọn lựa, lấy bỏ đầy lo âu, sợ hãi. Chúc con thấy mọi sự như nó đang là với một nụ cười thật nhẹ nhàng, dung dị.

Thầy Viên Minh

http://www.trungtamhotong.org/thuvien/index.php?l_id=581

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Như Nước Chảy Đứng Yên


Bây giờ, hãy chú ý, đừng để cho tâm của các ông đi lang thang chạy theo những thứ khác. Hãy tạo một cảm giác như các ông đang ngồi- ngay bây giờ đây -tại một nơi nào đó trên một ngọn núi hoặc trong một khu rừng – hoàn toàn một mình. Cái mà các ông có đang ngồi ngay tại đây trong giây phút hiện tại này là những gì? Thân và tâm, tất cả chỉ có vậy, chỉ hai thứ này thôi.


Tất cả những gì chứa đựng trong cái hình hài đang ngồi đây được gọi là “thân”. Tâm là cái biết và lúc nào cũng miên man suy nghĩ . Hai thứ này được gọi là “danh” ('' nāma '') và “sắc” (''rūpa”). Danh (Nāma) dùng để chỉ cái không có “sắc” (“rūpa”) hay hình tướng. Tất cả những suy nghĩ và cảm xúc, hoặc bốn uẩn thọ, tưởng, hành và thức là nāma- chúng đều không có hình tướng. Khi mắt nhìn thấy cảnh, cảnh đó được gọi là sắc (rūpa), trong khi cái nhận biết được cảnh được gọi là nāma. Tất cả cùng nhau, chúng được gọi là nāma (danh) và rūpa (sắc), hoặc nói một cách đơn giản là thân và tâm.
Hãy hiểu rằng cái đang ngồi ở đây trong giây phút hiện tại này chỉ là thân và tâm. Nhưng chúng ta lại lẫn lộn hai thứ này với nhau. Nếu các ông muốn có sự an bình, các ông phải biết sự thật về thân và tâm này. Cái tâm trong trạng thái hiện tại của nó vẫn còn chưa được huấn luyện; nó ô nhiễm, không trong sáng. Đó chưa phải là một cái tâm thanh tịnh, thuần khiết. Chúng ta phải tiếp tục rèn luyện cái tâm này thông qua thiền tập.
Một số người nghĩ rằng thiền có nghĩa là ngồi theo một cách đặc biệt nào đó, nhưng trong thực tếđứng, ngồi, đi và nằm đều là các phương tiện dùng cho việc hành thiền. Các ông lúc nào cũng có thể thực hành. Samādhi (thiền định) theo nghĩa đen có nghĩa là '' tâm đã được thiết lập vững chắc. '' Để tu tập samādhi, các ông không cần phải đè nén tâm. Một số người cố gắng để có được sự an tịnh bằng cách ngồi lặng lẽ, không cho bất cứ điều gì làm phiền họ, nhưng thực hành như vậy thì cũng giống như chết. Thực hành samādhi là để phát triển trí tuệ và sự hiểu biết.
Samādhi là một cái tâm vững chắc, hay tâm đặt kiên cố trên một điểm. Vậy, tâm cố định trên điểm nào? Nó cố định trên điểm quân bình. Đó chính là cái điểm của nó. Nhưng mọi người thực hành thiền định bằng cách cố gắng giữ cho tâm của họ im lặng. Họ nói, '' Tôi cố gắng ngồi thiền nhưng tâm của tôi không yên được một phút nào cả. Khoảnh khắc này, nó phóng tới một nơi, rồi ngay lập tức sau đó, nó lại phóng đi nơi khác ... Làm thế nào tôi có thể làm cho nó dừng lại và đứng yên?'' Các ông không cần phải làm cho nó dừng lại, đó không phải là cách để làm. Nơi đâu có sự giao động là nơi đó có thể có sự hiểu biết sinh khởi. Mọi người phàn nàn, '' Nó phóng đi và tôi lại kéo nó về; rồi nó lại tiếp tục phóng đi nữa và tôi lại kéo nó trở về .. '' Vì vậy, họ chỉ ngồi đó để kéo tâm tới lui như thế này vậy thôi.
Họ nghĩ rằng tâm của họ đang phóng đi khắp nơi, nhưng thực sự thì dường như tâm chỉ đang chạy lòng vòng. Ví dụ, hãy nhìn vào giảng đường này ... Các ông nói, '' Ồ, nó lớn quá! ''... thực sự thì nó không lớn gì cả. Trông nó có vẻ lớn hay không phụ thuộc vào nhận thức của các ông. Trong thực tế, giảng đường có kích thước của nó, không lớn cũng không nhỏ, nhưng mọi người lúc nào cũng chạy theo cảm xúc của họ.
Hành thiền để tìm sự an bình ... Các ông phải hiểu an bình là gì. Nếu các ông không hiểu, các ông sẽ không thể tìm thấy nó. Ví dụ, giả sử hôm nay các ông đem theo một cây bút rất đắt tiền đến thiền viện. Bây giờ giả sử rằng, trên đường đến đây, các ông giắt cây bút vào túi trước, nhưng một lúc sau, các ông lấy nó ra và đặt nó ở một nơi khác, chẳng hạn nhét nó vào túi sau. Bây giờ các ông sờ vào túi trước để tìm cây viết ... Không có ở đó! Các ông phát hoảng lên vì sự nhầm lẫn của mình, các ông không thấy sự thật của vấn đề do vậy đau khổ là kết quả. Cho dù là đang đứng, đang đi, tới hoặc lui, các ông không thể ngừng lo lắng về cây bút bị mất của mình. Sự hiểu biết sai lầm của các ông làm cho các ông đau khổ. Hiểu sai gây ra đau khổ ... '' Tiếc quá! Tôi chỉ mua cây bút vài ngày trước và bây giờ nó đã bị mất. ''
Nhưng sau đó các ông sực nhớ lại rằng, '' Ồ, tất nhiên! Khi tôi đi tắm , tôi đã nhét cây bút vào túi sau. '' Ngay khi nhớ ra điều này, các ông liền cảm thấy nhẹ nhõm, ngay cả khi chưa nhìn thấy lại cây bút của các ông. Các ông có thấy vậy không? Các ông đã thấy hạnh phúc vì các ông có thể ngừng lo lắng về cây bút của mình. Các ông chắc chắn nó còn đó. Khi các ông bước đi, các ông đưa tay sờ vào túi sau và cây bút nằm trong đó. Tâm của các ông lúc nào cũng đánh lừa các ông. Sự lo lắng xuất phát từ sự không biết của các ông. Bây giờ, nhìn thấy cây bút, các ông vượt qua sự hoài nghi và sự lo lắng của các ông lắng dịu xuống. Loại an bình này đến từ việc nhìn thấy nguyên nhân của vấn đề, samudaya, nguyên nhân của khổ. Ngay khi các ông nhớ ra rằng cây bút đang nằm trong túi sau là có nirodha, sự chấm dứt khổ.
Vì vậy, các ông phải quán chiếu để tìm thấy sự an bình. Những gì mọi người thường gọi là an bình chỉ đơn giản là sự lắng dịu của tâm, không phải là sự lắng dịu của phiền não. Phiền não chỉ đơn thuần tạm lắng dịu, giống như cỏ bị đè bởi một tảng đá. Ba hoặc bốn ngày sau các ông lấy tảng đá ra khỏi cỏ và chẳng bao lâu sau, cỏ lại mọc lên trở lại. Cỏ thực sự đã không chết, chúng chỉ đơn giản là bị đè. Điều này cũng tương tự như khi ngồi thiền: Tâm lắng dịu nhưng phiền não thì không thực sự lắng dịu. Vì vậy, samādhi (định) không có gì gọi là chắc chắn. Để tìm được sự an bình thực sự các ông phải phát triển trí tuệ. Samadhi (định) là một loại an bình, giống như đá đè cỏ ... vài ngày sau các ông lấy đá đi và cỏ lại mọc lên. Đây chỉ là một sự an bình tạm thời. Sự an bình do trí tuệ đem lại giống như đặt các tảng đá xuống luôn tại đó và không nhấc nó lên nữa và cỏ không thể mọc trở lại. Đây là sự an bình thực sự, sự lắng dịu của phiền não, một sự an bình đích thực đến từ trí tuệ.
Chúng ta nói về tuệ (pañña) và định (samādhi) như hai thứ riêng biệt, nhưng thực chất chúng chỉ là một và giống nhau. Tuệ là chức năng năng động của samādhi (định); samādhi (định) là mặt thụ động của tuệ. Chúng sinh khởi từ cùng một vị trí nhưng đi theo hướng khác nhau, có chức năng khác nhau, giống như trái xoài này đây. Một trái xoài xanh nhỏ cuối cùng phát triển ngày càng lớn cho đến khi nó chín muồi. Nó cùng là một trái xoài, trái xoài lớn hơn và trái xoài chín đều cùng một trái xoài, nhưng tình trạng của nó thay đổi. Trong việc thực hành Giáo pháp, trạng thái đầu được gọi là samādhi (định), và trạng thái sau được gọi là pañña, nhưng trong thực tế giới (sīla), định (samādhi), và tuệ (pañña) tất cả đều cùng một thứ, giống như trái xoài.
Trong mọi trường hợp, trong sự thực hành của chúng ta, cho dẫu các ông dựa vào bất kỳ mặt nào, các ông phải luôn luôn bắt đầu từ tâm. Các ông có biết cái tâm này là gì không? Tâm giống cái gì? Nó là gì? Nó ở đâu? ... Chẳng ai biết cả. Tất cả chúng ta biết là chúng ta muốn đi qua đây hay đi qua kia, chúng ta muốn điều này và điều nọ, chúng ta cảm thấy tốt hoặc chúng ta cảm thấy xấu ... nhưng tâm tự thân nó thì dường như không thể biết được. Tâm là gì? Tâm không có hình tướng. Cái gì mà nhận biết cảm xúc, cả tốt lẫn xấu, chúng ta gọi nó là '' tâm ''.
Nó giống như chủ nhân của một ngôi nhà. Ông chủ ở trong nhà trong khi khách đến gặp ông ta. Ông chủ là người tiếp khách. Ai là người nhận cảm xúc? Cái nhận biết đó là cái gì? Ai buông bỏ cảm xúc ? Đó là cái chúng ta gọi là '' tâm “. Nhưng mọi người không thể nhìn thấy nó, họ quay mòng mòng với chính mình... '' tâm là gì, não là gì? '' ... Đừng làm rối vấn đề lên như thế. Cái nhận cảm xúc đó là gì? Một số cảm xúc thì nó thích và một số thì nó không thích .... Ai đó? Có người thích và không thích ở trong đó không? Chắc chắn là có, nhưng các ông không thể thấy nó. Đó là cái mà chúng ta gọi là ''tâm''.
Trong việc thực hành của chúng ta, không cần thiết để nói đây là thiền chỉ (samatha) kia là Vipassanā (Tuệ quán), chỉ cần gọi nó là thực hành Giáo pháp, thế là đủ. Và tiến hành thực hành nó bắt đầu từ chính thân và tâm của các ông. Tâm là gì? Tâm cái nhận, hoặc là nhận biết cảm xúc. Với một số cảm xúc, có phản ứng thích, với một số cảm xúc khác, phản ứng là sự không thích. Cái nhận biết cảm xúc dẫn chúng ta đến hạnh phúc và đau khổ, đúng và sai. Nhưng nó không có hình tướng. Chúng ta cho rằng nó là một tự ngã, nhưng nó thực sự chỉ là danh pháp (nāmadhamma). Liệu '' tốt '' có hình tướng không? Liệu cái ác có hình tướng không? Hạnh phúc và đau khổ có hình tướng chứ? Các ông không thể tìm thấy chúng. Chúng tròn hoặc là vuông, ngắn hay dài? Các ông có thể nhìn thấy chúng không? Những thứ này là danh pháp (nāmadhamma), chúng không thể đem so sánh với những thứ vật chất, chúng không có hình tướng ... nhưng chúng ta biết rằng chúng đang tồn tại.
Vì vậy người ta nói rằng hãy bắt đầu thực hành bằng cách làm dịu tâm. Đưa cái biết vào trong tâm. Nếu tâm biết nó sẽ có được sự bình an. Một số người không quan tâm đến việc thực hành cái biết, họ chỉ muốn có sự an bình, một loại làm trắng tâm. Vì vậy, họ không bao giờ học được điều gì. Nếu chúng ta không có ''người biết '' thì việc thực hành của chúng ta biết dựa vào đâu?
Nếu không có dài, sẽ không có ngắn, nếu không có không đúng thì không thể có không sai. Con người ngày nay đi học, tìm kiếm cái tốt và cái xấu. Nhưng cái vượt ra ngoài cái tốt và cái xấu thì họ chẳng biết. Tất cả họ biết chỉ là đúng và sai - '' Tôi sẽ chỉ nhận những gì là đúng. Tôi không muốn biết về những cái sai. Tại sao tôi phải làm thế?'' Nếu các ông cố gắng để chỉ lấy những gì là đúng chẳng bao lâu sau nó lại trở thành sai. Đúng dẫn đến sai. Người ta cứ tìm kiếm giữa đúng và sai, họ không cố gắng tìm cái không đúng mà cũng không sai. Họ nghiên cứu về thiện và ác, họ tìm kiếm sự đức hạnh, nhưng họ không biết gì về cái vượt ra ngoài cái tốt lẫn xấu. Họ nghiên cứu về cái dài và ngắn, nhưng họ lại không biết gì về cái không dài mà cũng không ngắn.
Con dao này có lưỡi, sống dao và một cái cán. Các ông chỉ cầm lưỡi dao lên thôi được không? Các ông có thể chỉ cầm cái sống dao hay cái cán dao lên thôi không? Cán dao, sống dao và lưỡi dao là tất cả các phần của cùng một con dao: Khi các ông nhặt con dao lên các ông bạn sẽ có được cả ba phần cùng nhau.
Tương tự như vậy, nếu các ông nhặt cái tốt, cái xấu chắc chắn phải theo sau. Mọi người tìm kiếm cái thiện và cố gắng vứt bỏ cái ác, nhưng họ không nghiên cứu về cái không thiện mà cũng không ác. Nếu các ông không nghiên cứu việc này, công việc của các ông sẽ chẳng thể nào hoàn thành. Nếu các ông nhận cái tốt, cái xấu sẽ theo sau. Nếu các ông nhận hạnh phúc, đau khổ sẽ theo sau. Việc thực hành bám vào thiện và loại bỏ ác là thứ giáo pháp của trẻ con, nó giống như một món đồ chơi. Chắc chắn- nếu các ông chỉ nhận cái thiện thôi như thế này thì cũng tốt- nhưng nếu các ông lấy cái thiện, cái ác sẽ theo sau. Cuối cùng của con đường này là sự nhầm lẫn, nó không tốt như các ông nghĩ vậy đâu.
Lấy một ví dụ đơn giản. Các ông có con - bây giờ giả sử các ông chỉ muốn yêu chúng thôi chứ không bao giờ muốn nổi giận với chúng. Đây là suy nghĩ của một người không biết bản chất của con người. Nếu các ông bám vào tình yêu, hận thù sẽ theo sau. Tương tự như vậy, mọi người quyết định học Giáo pháp để phát triển trí tuệ, nghiên cứu cái tốt và cái xấu một cách sâu sắc. Bây giờ, khi đã biết thiện và ác, họ làm gì đây? Họ cố gắng bám vào cái thiện, và cái ác theo sau. Họ đã không học cái vượt qua cái tốt và cái xấu. Đây là điều mà các ông cần phải học.
'' Tôi sẽ giống như thế này, '' '' Tôi sẽ giống như thế kia '' ... nhưng họ không bao giờ nói '' Tôi sẽ không là bất cứ điều gì bởi vì thực sự không hề có cái “ tôi nào cả. '' Đây là điều mà họ không học. Tất cả cái mà họ muốn là thiện. Nếu họ đạt được cái thiện, họ đánh mất chính mình trong đó. Nếu mọi thứ trở nên quá tốt, họ sẽ bắt đầu trở thành xấu, và vì vậy kết cuộc mọi người chỉ lộn tới lộn lui như vậy thế thôi.
Để làm dịu tâm và biết được cái nhận cảm xúc, chúng ta phải quan sát nó. Hãy bám sát “người biết ''. Rèn luyện tâm cho đến khi nó thuần khiết. Các ông nên làm cho tâm thuần khiết đến mức nào? Nếu nó thực sự thuần khiết, tâm sẽ ở trên cả tốt và xấu, thậm chí ngay cả ở trên sự thuần khiết. Vậy là xong. Đó là khi việc thực hành kết thúc.
Cái mà người ta gọi là thiền chỉ đơn thuần là một loại an bình tạm thời. Nhưng ngay cả trong sự an bình như vậy vẫn có những kinh nghiệm. Nếu một kinh nghiệm sinh khởi thì phải có một ai đó biết nó, ai đó xem xét nó, truy vấn và nghiên cứu nó. Nếu tâm đơn giản chỉ trắng trơn như vậy thì chẳng lợi lạc nhiều. Các ông có thể thấy một số người trông rất tự chủ và nghĩ rằng họ an bình, nhưng sự an bình thực sự không đơn giản là nằm ở một cái tâm an bình. Nếu các ông nói, '' Cầu mong cho tôi được hạnh phúc và không bao giờ gặp bất kỳ sự đau khổ nào '' thì không phải là an bình. Với loại an bình này, ngay cả các ông có đạt được hạnh phúc thì cuối cùng cũng trở nên không thỏa mãn. Kết quả sẽ là sự đau khổ. Chỉ khi nào các ông có thể làm cho tâm của các ông vượt ra ngoài cả hạnh phúc và đau khổ, các ông sẽ tìm thấy sự an bình thật sự. Đó là sự bình an thật sự. Đây là một môn học hầu hết mọi người không bao giờ học, họ không bao giờ thật sự thấy được điều này.
Cách đúng đắn để huấn luyện tâm là làm cho nó trong sáng, để phát triển trí tuệ. Đừng nghĩ rằng luyện tâm đơn giản là ngồi lặng lẽ. Đó là tảng đá đè cỏ. Người ta say sưa với nó. Họ nghĩ rằng thiền định (samādhi) là ngồi. Đó chỉ là một trong những từ dành cho samādhi. Nhưng thực sự, nếu tâm có định (samādhi), thì đi cũng là samādhi, ngồi là samādhi ... samādhi trong tư thế ngồi, trong tư thế đi, trong tư thế đứng và nằm. Thực hành trong mọi tư thế.
Một số người than phiền, '' Tôi không thể ngồi thiền, tôi quá bồn chồn. Bất cứ khi nào tôi ngồi xuống, tôi nghĩ về điều này điều nọ ... Tôi không thể ngồi thiền. Tôi đã đã tạo quá nhiều nghiệp xấu. Tôi phải trả hết nghiệp xấu của tôi trước tiên đã và sau đó sẽ quay lại và thử hành thiền. '' Chắc rồi, hãy thử đi. Hãy thử trả cho hết nghiệp xấu của các ông đi ....
Đây là cách mọi người nghĩ. Tại sao họ lại nghĩ như vậy? Những cái được gọi là chướng ngại này là những điều mà chúng ta phải học. Bất cứ khi nào chúng ta ngồi thì tâm phóng đi liền tức thì. Chúng ta bám theo nó, cố gắng đưa nó trở lại và quan sát nó... và rồi nó lại phóng đi nữa. Đây là những gì các ông được cho là phải học. Hầu hết mọi người từ chối để học những bài học của họ từ thiên nhiên ... giống như một học sinh hư từ chối làm bài làm ở nhà của mình. Họ không muốn nhìn thấy tâm thay đổi. Vậy thì làm sao các ông phát triển trí tuệ được?
Chúng ta phải sống với sự thay đổi như thế này. Khi chúng ta biết rằng tâm là như vậy, liên tục thay đổi ... khi chúng ta biết rằng đây là bản chất của nó, chúng ta sẽ hiểu nó. Chúng ta phải biết lúc tâm đang suy nghĩ tốt và xấu, lúc nào cũng thay đổi, chúng ta phải biết những điều này. Nếu chúng ta hiểu được điều này, thì sau đó ngay cả khi chúng ta đang suy nghĩ chúng ta cũng có thể có sự an bình.
Ví dụ, giả sử ở nhà các ông có nuôi một con khỉ. Những con khỉ không yên được lâu, chúng thích nhảy nhót lung tung và bám vào vật này vật nọ. Đó là kiểu của các con khỉ. Bây giờ các ông đi đến thiền viện và thấy con khỉ ở đây. Con khỉ này cũng không yên, nó cũng nhảy nhót giống như vậy. Nhưng nó không làm phiền các ông, phải vậy không? Tại sao nó không làm phiền các ông? Bởi vì các ông đã nuôi một con khỉ trước rồi, các ông đã biết chúng ra làm sao. Nếu các ông đã biết một con khỉ, dẫu các ông có đi bao nhiêu tỉnh thành, dù các ông thấy bao nhiêu con khỉ, các ông sẽ không bị chúng làm phiền, phải vậy không? Đây là người hiểu những con khỉ.
Nếu chúng ta hiểu những con khỉ, chúng ta sẽ không trở thành một con khỉ. Nếu các ông không hiểu những con khỉ, các ông tự mình có thể trở thành một con khỉ! Các ông hiểu chứ? Khi các ông nhìn thấy nó nắm cái này cái nọ và các ông la lên '' Ê! '' Các ông nổi giận ... '' Con khỉ chết tiệt kia! '' Đây là người không biết những con khỉ. Một người biết khỉ sẽ thấy rằng con khỉ ở nhà và con khỉ trong thiền viện thì giống nhau. Tại sao các ông khó chịu bởi chúng? Khi các ông hiểu mấy con khỉ là như vậy đấy, vậy là đủ, các ông có thể có sự an bình.
An bình là như vậy đấy. Chúng ta phải biết về cảm thọ. Một số cảm thọ thì dễ chịu, một số thì khó chịu, nhưng điều đó không quan trọng. Đó chỉ là việc của chúng. Cũng giống như những con khỉ, tất cả các con khỉ đều giống nhau. Chúng ta hiểu cảm thọ như là đôi khi chúng dễ chịu, đôi khi thì không - đó là bản chất của chúng. Chúng ta nên hiểu chúng và biết cách làm thế nào để buông bỏ chúng. Cảm thọ không chắc chắn. Chúng thoáng qua, không hoàn hảo và không ai làm chủ được chúng. Tất cả mọi thứ mà chúng ta nhận thức được là như vậy. Khi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm tiếp nhận cảm thọ, chúng ta biết chúng, giống như biết những con khỉ. Rồi chúng ta có thể có sự an bình.
Khi cảm thọ sinh khởi, hãy biết chúng. Tại sao các ông chạy theo chúng? Cảm thọ không chắc chắn, bền vững. Ở phút này đây chúng như thế này, phút kế tiếp chúng lại khác. Chúng tồn tại dựa vào sự thay đổi. Và tất cả chúng ta ở đây tồn tại dựa vào sự thay đổi. Hơi thở đi ra, sau đó nó phải đi vào. Phải có sự thay đổi này. Cứ thử chỉ hít vào không thôi, các ông có thể làm được điều đó không? Hoặc thử chỉ cần thở ra mà không thở vào ... các ông có thể làm được điều đó? Nếu không có thay đổi như vậy các ông có thể sống được bao lâu? Phải có cả hai hơi thở vào và hơi thở ra.
Cảm thọ đều giống nhau. Phải có những thứ này. Nếu không có cảm thọ các ông không thể phát triển trí tuệ. Nếu không có sai sẽ không có đúng. Trước tiên các ông phải đúng cái đã trước khi các ông có thể thấy những gì là sai; và để có thể đúng, các ông phải hiểu cái sai trước tiên hết. Bản chất của sự vật là như vậy.
Với những thiền sinh thật sự nghiêm túc nhất, có nhiều cảm thọ chừng nào càng tốt chừng ấy. Tuy nhiên, nhiều thiền sinh chùn bước trước các cảm thọ, họ không muốn đối phó với chúng. Điều này cũng giống như cậu học trò hư không chịu đi học, không nghe lời giáo viên. Các cảm thọ này đang dạy chúng ta. Khi chúng ta biết cảm thọ có nghĩa là chúng ta đang thực hành Giáo pháp (Dhamma). Sự an bình tìm thấy trong những cảm thọ giống như sự hiểu con khỉ ở đây. Khi các ông hiểu được các con khỉ như thế nào, các ông sẽ không còn gặp rắc rối bởi chúng.
Việc thực hành Giáo pháp (Dhamma) cũng giống như vậy. Giáo pháp không nằm xa mãi tận đâu, mà ở ngay đây với chúng ta. Giáo pháp không phải là nói về các thiên thần ở trên cao hoặc bất cứ điều gì như thế. Nó chỉ đơn giản về chúng ta, về những gì chúng ta đang làm ngay bây giờ. Hãy tự quan sát chính mình. Đôi khi có hạnh phúc, đôi khi khổ, đôi khi cảm thấy thoải mái, đôi khi đau nhức, đôi khi thương, đôi khi ghét ... Đây là Giáo pháp. Các ông có hiểu không? Các ông nên hiểu Giáo pháp này, các ông phải học kinh nghiệm của các ông.
Các ông phải biết cảm thọ trước khi có thể buông bỏ chúng. Khi các ông thấy rằng cảm thọ là vô thường, các ông sẽ không còn bị chúng quấy rầy. Ngay khi một cảm giác sinh khởi, các ông chỉ việc nói với chính mình, '' Hừm ... nó không chắc chắn. '' Khi tâm trạng của các ông thay đổi " Hừm, không chắc chắn. '' Các ông có thể an bình với chúng, giống như nhìn thấy những con khỉ và không bị chúng làm phiền. Nếu các ông biết sự thật của cảm thọ, có nghĩa là các ông hiểu Giáo pháp (Dhamma). Các ông buông bỏ cảm thọ, thấy rằng tất cả chúng luôn không chắc chắn, bền vững.
Những gì mà chúng ta gọi là không chắc chắn ở đây chính là Đức Phật. Đức Phật chính là Giáo pháp. Sự không bền vững chính là nét đặc trưng của Giáo pháp. Bất cứ ai nhìn thấy sự không bền vững của sự vật sẽ thấy được cái thực tại thường hằng của chúng. Giáo pháp là vậy đấy. Và đó chính là Đức Phật. Nếu các ông thấy Giáo pháp có nghĩa là các ông thấy Đức Phật, các ông thấy Đức Phật có nghĩa là các ông thấy Giáo pháp. Nếu các ông biết vô thường (aniccam), sự không bền vững, các ông sẽ buông bỏ mọi thứ và không nắm níu vào chúng.
Các ông nói, '' Đừng làm vỡ ly của tôi! '' Các ông có thể ngăn cái món gì đó dễ vỡ để nó không bị vỡ? Nếu nó không bị vỡ bây giờ thì nó cũng sẽ vỡ sau này. Nếu các ông không làm vỡ nó thì người khác sẽ làm. Nếu người khác không làm vỡ nó, một trong những con gà sẽ làm vỡ nó! Đức Phật dạy để chấp nhận điều này. Ngài đã thể nhập vào những Sự Thật này và thấy chiếc ly này đã vỡ rồi. Bất cứ khi nào các ông sử dụng cái ly này, các ông nên quán chiếu rằng nó đã bị vỡ. Các ông có hiểu điều này không? Sự hiểu biết của Đức Phật là như vậy đấy. Ngài thấy cái ly vỡ trong một cái ly không bị vỡ. Bất cứ lúc nào đến tuổi của nó thì nó sẽ vỡ. Hãy phát triển loại hiểu biết như vậy. Hãy sử dụng cái ly, giữ gìn nó, cho đến khi, một ngày nào đó, nó tuột khỏi tay của các ông ... '' Xoảng! ''... chẳng sao cả. Tại sao lại chẳng sao? Bởi vì các ông đã thấy được sự vỡ của nó trước khi nó bị vỡ!
Nhưng thường thường người ta nói, '' Tôi thích cái ly này lắm, cầu sao cho nó không bao bị vỡ. '' Rồi thì con chó làm vỡ nó ... '' Ta sẽ giết con chó chết tiệt kia! " Các ông ghét con chó vì nó làm vỡ ly của các ông. Nếu một trong những đứa con của các ông làm vỡ, các ông cũng ghét nó luôn. Tại sao vậy? Bởi vì các ông đã xây đập mà không xây đập tràn, nước không thể chảy. Các ông đã xây một cái đập mà không có đập tràn. Điều duy nhất có thể xảy ra là đập bị vỡ, phải không? Khi các ông làm một cái đập, các ông cũng phải xây một cái đập tràn. Khi nước dâng lên quá cao, nước có thể thoát đi một cách an toàn. Khi nước đầy tới miệng, các ông mở đập tràn. Các ông phải có một van an toàn như vậy. Vô thường là cái van an toàn của các bậc Thánh. Nếu các ông có cái “van an toàn” này, các ông sẽ được bình an.
Đứng, đi, ngồi, nằm, hãy thực hành liên tục, sử dụng chánh niệm (sati) để canh chừng và bảo vệ tâm. Đây là định (samādhi) và tuệ. Cả hai đều cùng một thứ, nhưng chúng có những mặt khác nhau.
Nếu chúng ta thực sự thấy sự không thường hằng một cách rõ ràng, chúng ta sẽ thấy cái gì là thường hằng. Cái thường hằng là những cái tất yếu phải được thấy theo cách này, không thể khác. Các ông có hiểu không? Chỉ biết chừng này thôi là các ông có thể hiểu Đức Phật, các ông tôn kính Ngài một cách đúng đắn.
Miễn là các ông đừng quẳng Buddho* đi thì các ông sẽ không đau khổ. Ngay khi các ông vứt bỏ sự quán chiếu về vô thường, không hoàn hảo và không có sở hữu chủ, các ông sẽ đau khổ. Nếu các ông có thể thực hành chỉ bấy nhiêu đó thôi, vậy là đủ; đau khổ sẽ không sinh khởi, hoặc nếu nó sinh khởi, các ông có thể làm chúng lắng dịu một cách dễ dàng, và nó sẽ làm một cái nhân để đau khổ không còn sinh khởi trong tương lai. Sự thực hành của chúng ta kết thúc tại đây, tại cái điểm mà đau khổ không sinh khởi. Và tại sao đau khổ không sinh khởi? Bởi vì chúng tai đã loại bỏ cái nhân của đau khổ (samudaya).
Ví dụ, nếu cái ly này là đã bị vỡ, thường thì các ông đã phải trải nghiệm đau khổ. Chúng ta biết rằng cái ly này sẽ là cái nhân của khổ, vì vậy chúng ta loại trừ cái nhân đó. Tất cả các pháp sinh khởi là do nhân. Chắc chắn chúng cũng do nhân mà diệt. Bây giờ, nếu có sự đau khổ vì cái ly này đây, chúng ta nên buông bỏ cái nhân của nó. Nếu trước đó chúng ta có quán chiếu rằng cái ly đã bị vỡ -ngay cả khi nó chưa bị vỡ; nhân đưa đến sự đau khổ chấm dứt. Khi không còn cái nhân nào nữa, đau khổ sẽ không thể tồn tại, nó phải chấm dứt. Đây là sự chấm dứt khổ.
Các ông không cần phải đi xa hơn điểm này, chỉ cần bấy nhiêu là đủ. Quán chiếu điều này trong tâm của các ông. Cơ bản, tất cả các ông nên có là phải lấy năm giới làm nền tảng cho sự cư xử của mình. Không cần thiết phải nghiên cứu Tam Tạng Kinh, trước tiên hết chỉ cần tập trung vào việc giữ năm giới. Ban đầu, các ông sẽ phạm giới. Khi các ông nhận ra điều này, hãy dừng lại, quay trở lại và thiết lập lại giới của các ông. Có thể các ông sẽ lầm đường lạc lối và phạm sai lầm khác. Khi các ông nhận ra sai phạm của hãy tự mình lại tiếp tục thiết lập lại giới.
Thực hành như thế này, chánh niệm (sati ) của các ông sẽ cải thiện và trở nên nhất quán hơn, giống như những giọt nước rơi xuống từ một ấm đun nước. Nếu chúng ta chỉ nghiêng chiếc ấm đun nước một chút thôi, những giọt nước từ từ đổ ra tong! ... tong! ... tong! ... Nếu chúng ta nghiêng ấm thêm một chút nữa, các giọt nước tràn ra nhanh hơn.. . tong, tong, tong !! ... Nếu chúng ta lại nghiêng ấm thêm một chút nữa, các tiếng “tong” biến mất và nước thì chảy thành dòng. Các tiếng '' tong, tong '' biến đi đâu? Chúng chẳng đi đâu cả, chúng biến thành một dòng nước.
Chúng ta phải nói về Giáo pháp như thế này, bằng cách sử dụng sự so sánh, bởi vì Pháp không có hình tướng. Nó vuông hoặc là nó tròn? Các ông không thể nói được. Cách duy nhất để nói về nó là thông qua những sự so sánh như thế này. Đừng nghĩ rằng Giáo pháp ở xa các ông. Nó ở ngay với các ông, quanh khắp. Hãy nhìn xem... phút này thì hạnh phúc, phút tiếp theo lại buồn, tiếp tới lại tức giận ... Tất cả đều là Pháp. Hãy quan sát và hiểu chúng. Bất cứ điều gì gây đau khổ, các ông nên khắc phục. Nếu đau khổ vẫn còn đó, hãy quan sát tiếp vì các ông chưa thấy rõ nó. Nếu các ông có thể nhìn rõ, các ông đã không đau khổ - bởi nhân của nó không còn ở đó nữa. Nếu đau khổ vẫn còn đó, nếu các ông vẫn đang phải chịu đựng, có nghĩa là các ông chưa đi đúng hướng. Bất cứ nơi nào các ông kẹt lại, bất cứ lúc nào các ông quá đau khổ, ngay tại đó các ông đã sai. Bất cứ khi nào các ông quá hạnh phúc như ở tận trên mây, các ông cũng lại sai!
Nếu các ông thực hành như thế này, lúc nào các ông cũng có chánh niệm (sati), trong mọi tư thế. Với sati, sự nhớ lại, và tỉnh giác (sampajañña) , các ông sẽ biết đâu là đúng đâu là sai, đâu là hạnh phúc và đâu là đau khổ. Biết được những điều này, các ông sẽ biết cách để đối phó với chúng.
Tôi dạy thiền như vậy đấy. Khi nào tới lúc ngồi thiền thì hãy ngồi, nó không sai. Các ông cũng nên thực hành như vậy. Nhưng thiền không phải chỉ là ngồi. Các ông phải cho phép tâm của các ông trải nghiệm sự vật một cách đầy đủ, cho phép chúng trôi qua và quán chiếu bản chất của chúng. Các ông nên quán chiếu chúng như thế nào? Thấy chúng là ngắn ngủi, không hoàn hảo và không có sở hữu chủ. Tất cả đều không chắc chắn.
'' Cái này đẹp quá, tôi phải có nó”. Điều đó không chắc đâu. '' Tôi không thích cái này chút nào '' ... hãy nói với chính mình ngay tại đó, '' Không chắc! '' Đây có phải là sự thật không? Tất nhiên là như vậy, không sai. Nhưng chỉ cần cố gắng xem sự vật là thật ... '' Tôi chắc chắn sẽ có cái này '' ... Các ông đã đi lệch hướng rồi. Đừng làm như vậy. Cho dẫu các ông thích cái gì đó bao nhiêu đi nữa, các ông nên quán chiếu rằng điều đó không chắc.
Một số thực phẩm có vẻ rất ngon, nhưng các ông vẫn nên quán chiếu rằng điều đó không chắc. Có thể nó có vẻ chắc chắn như vậy, nó thật ngon, nhưng các ông vẫn phải tự nhủ, '' Không chắc! '' Nếu các ông muốn kiểm tra xem liệu có chắc hay không, hãy thử ăn món ăn yêu thích của các ông mỗi ngày. Mỗi ngày đều ăn, xin nhớ kỹ điều đó. Cuối cùng các ông sẽ phàn nàn, '' Món này ăn chẳng còn ngon nữa.” Cuối cùng các ông sẽ nghĩ rằng, '' Thật sự thì tôi thích loại thực phẩm kia hơn. '' Điều đó cũng không chắc luôn! Các ông phải cho phép sự vật trôi qua, giống như hơi thở vào và ra. Cần phải có cả hơi thở vào và hơi thở ra, hơi thở phụ thuộc vào sự thay đổi. Tất cả mọi thứ phụ thuộc vào sự thay đổi như vậy đấy.
Những thứ này ở cùng với chúng ta, chẳng ở đâu khác. Nếu chúng ta không còn hoài nghi gì nữa thì dù ngồi, đứng, đi, hoặc nằm , chúng ta sẽ được bình an. Thiền định (samadhi) không chỉ đơn thuần là ngồi. Một số người ngồi cho đến khi họ rơi vào sự ngầy ngật. Họ cũng có thể coi như chết, họ không thể nói đâu là bắc hoặc là nam. Đừng đẩy sự thực hành đến sự cực đoan như vậy. Nếu các ông cảm thấy buồn ngủ thì hãy thiền hành, thay đổi tư thế của các ông. Hãy phát triển trí tuệ. Nếu các ông thực sự mệt mỏi, vậy hãy nghỉ ngơi. Ngay khi các ông thức giấc, hãy tiếp tục thực hành, đừng tự để cho mình trôi vào một trạng thái ngầy ngật. Các ông phải thực hành như vậy. Phải có lý lẽ, trí tuệ và sự thận trọng.
Hãy bắt đầu thực hành thiền trên tâm thân của mình, xem chúng là vô thường. Mọi thứ khác cũng đều như vậy. Hãy giữ điều này trong tâm khi các ông nghĩ rằng thức ăn rất ngon ... các ông phải tự nhủ, '' Không chắc! '' Các ông phải “dập” nó trước tiên đã. Nhưng thường thì lúc nào nó cũng “dập” các ông, phải vậy không? Nếu các ông không thích bất cứ điều gì, các ông chỉ biết đau khổ vì nó. Đây là cái cách sự vật “dập” chúng ta. '' Nếu cô ấy thích tôi, tôi thích cô ấy, " chúng “dập” chúng ta một lần nữa. Các ông phải nhìn thấy sự việc như thế này. Bất cứ khi nào các ông thích một điều gì đó, hãy chỉ nói với chính mình, '' Điều này không chắc!” Các ông phải đi ngược lại với ý muốn của mình để có thể thực sự thấy được Giáo pháp.
Thực hành trong mọi tư thế. Ngồi, đứng, đi, nằm ... các ông có thể trải nghiệm sự tức giận ở bất kỳ tư thế nào, phải vậy không? Các ông có thể nổi giận trong khi đi, trong khi ngồi, trong khi nằm. Các ông có thể kinh nghiệm sự ham muốn trong mọi tư thế. Vì vậy, sự thực hành của chúng ta phải mở rộng đến tất cả các tư thế; đứng, đi, ngồi và nằm. Nó phải liên tục. Đừng thực hành theo kiểu như biểu diễn, hãy thực sự thực hành.
Trong khi ngồi thiền, một số biến cố có thể sinh khởi. Chúng ta chưa giải quyết được biến cố này thì một số khác đua nhau tìm đến. Bất cứ khi nào những điều như vậy xảy ra, chỉ tự nhủ,'' Không chắc, không chắc.'' Chỉ cần “dập” nó trước khi nó có được một cơ hội để “dập” các ông.
Bây giờ, đây là điểm quan trọng. Nếu các ông biết rằng mọi sự đều vô thường, tất cả các suy nghĩ của các ông dần dần sẽ thư giãn ra. Khi các suy nghĩ về sự không chắc chắn, bền vững của tất cả mọi thứ đã đi qua, các ông sẽ thấy rằng tất cả mọi thứ đều vận hành theo cùng một cách. Bất cứ khi nào sự vật sinh khởi, tất cả những gì các ông cần làm là nói '' Ồ, lại một cái khác! ''
Các ông đã từng nhìn thấy nước chảy chưa? ... Các ông đã bao giờ nhìn thấy nước đứng yên chưa chưa? ... Nếu tâm của các ông yên bình, nó sẽ giống như dòng nước chảy trong sự đứng yên. Đó! Các ông chỉ từng nhìn nước chảy hoặc nước đứng yên, phải vậy không? Nhưng các ông chưa giờ nhìn thấy nước chảy trong sự đứng yên. Ngay tại đó, ngay tại nơi suy nghĩ của các ông không thể cuốn các ông đi, cho dù là nó an bình, các ông vẫn có thể phát triển trí tuệ. Tâm của các ông sẽ giống như dòng nước chảy, nhưng nó vẫn đứng yên. Nó như thể gần như là đứng yên, tuy vậy nó lại đang chảy. Vì vậy, tôi gọi nó là '' nước chảy đứng yên ''. Trí tuệ có thể sinh khởi tại đây.


Chú thích:
[*] Buddho ở đây là đề mục thiền, thiền ngữ. Ý tác giả muốn nói hành giả phải luôn niệm Buddho trong tâm.
Theo: Still, Flowing Water
Chuyển ngữ: Supañña Thiện Trí

Như một người bạn xưa

Trong xã hội ngày nay vấn đề tập thiền đã trở nên khá thông dụng và được phổ biến đến nhiều nơi. Chúng ta nghe thấy thiền tập đã được mang đến công sở, trong học đường, vào các bệnh viện… với mục đích làm giảm stress, thêm sức khỏe và mang lại hạnh phúc cho nhiều người. Và thiền tập cũng còn được áp dụng vào các môn thể thao, ngay cả trong thương trường, để mong làm gia tăng hiệu năng và mang lại kết quả tốt.
    Thật ra thiền tập có một tác dụng sâu sắc và rộng lớn hơn thế. Nhưng đôi khi vì tập thiền với một sự mong cầu hay mục đích nào đó, mà các thiền sinh lại gặp phải một khó khăn lớn trong sự thực tập của mình. Họ khám phá ra rằng tuy cố gắng nhưng ta vẫn khó có thể nào có được một sự an tĩnh trong tâm.
Đối xử như người bạn thân
Thầy Achahn Brahm có một nhận xét khá thú vị về vấn đề này. Thầy nói rằng sở dĩ chúng ta gặp khó khăn là vì mình không có một thái độ đúng đắn trong thiền tập. Thầy chia sẻ một ví dụ như sau.
    Giả sử như có một người quen gọi đến cho bạn nói rằng, “Hôm nay chị có rảnh không, trưa nay mình đi uống cà phê với nhau nhé?” Bạn đáp, “Được, chị định chúng mình sẽ đi đâu?” Người bạn nói, “Chúng ta sẽ đi đến một quán mà tôi ưa thích. Chị sẽ uống cà phê đen nóng giống như tôi, chứ không phải thứ cà phê sửa đá nhiều cholesterol mà chị vẫn thường uống. Rồi chúng ta sẽ ăn bánh nướng dâu mà tôi rất ưa, thay vì thứ bánh ngọt mà tôi thấy chị thích ăn. Tụi mình sẽ ngồi ở một góc vắng yên tĩnh theo ý tôi, chứ không phải bên ngoài vỉa hè như ý chị muốn. Rồi chúng ta sẽ nói chuyện thời sự, chánh trị, chứ không phải ba cái thứ văn chương lẩm cẩm mà tôi vẫn nghe chị hay thích bàn đến. Và mình sẽ ở đó sáu mươi phút, không phải năm mươi phút mà cũng không phải bảy mươi phút. Chỉ đúng một giờ thôi, tại vì tôi biết là tôi chỉ muốn như vậy thôi.” 
Chắc chắn là bạn sẽ trả lời ngay với người ấy rằng, “Ồ xin lỗi chị, tôi chợt nhớ là mình có một cái hẹn quan trọng chiều nay. Thôi để mình dời lại lần khác đi uống cà phê với nhau chị nhé!” Đâu có ai lại muốn đến gặp một người mà bắt mình phải ở một nơi này, phải uống thứ gì, ăn món nào, ngồi ở đâu, nói về vấn đề gì, phải không bạn?
    Rồi bạn hãy thử so sánh việc ấy với lại thái độ ngồi thiền của mình. “Này Tâm, nghe đây! Bây giờ là tới giờ ta phải ngồi thiền. Ngươi sẽ theo dõi hơi thở, tại vì tôi muốn như vậy, không được làm gì khác theo ý mình. Ngươi phải để ý ở nơi bụng chứ không phải ở bên ngoài kia, tại vì ta muốn như thế. Và ta sẽ ngồi đây đúng một tiếng đồng hồ, không hơn cũng không thiếu một phút.”
    Và khi ta có một thái độ ấy với tâm mình, chả trách sao mà tâm ta lại cứ muốn tránh né. Nó trốn tránh bằng cách nhớ nghĩ đến những chuyện đâu đâu trong quá khứ, hay dự tính cho những chuyện tương lai mà chẳng bao giờ xảy ra, nó sẽ mơ tưởng xa xôi hay là ngủ gật… làm bất cứ chuyện gì để có thể trốn lánh được ta. Và đó là lý do mà tâm mình khó thể nào an được!
    Rồi giả sử như có một người quen gọi cho bạn và nói “Chị có rảnh không, trưa nay mình đi uống cà phê với nhau nhé? Chị thích đi đâu? Chị hãy chọn loại cà phê nào mà chị thích và món bánh mà chị vẫn thường hay ăn. Tụi mình ngồi bao lâu cũng được, ở nơi nào mà chị muốn. Mình sẽ cùng bàn luận với nhau về những đề tài mà chị ưa thích.”
    Chắc chắn bạn sẽ trả lời rằng, “Thật ra chiều nay tôi có một cái hẹn khá quan trọng, nhưng không sao hết, để tôi dời lại. Mình sẽ đi uống cà phê với chị!” Tôi tin rằng cả hai sẽ có những giờ phút thật vui thích với nhau, và thời giờ sẽ trôi qua rất nhanh.
    Và ta hãy có cùng một thái độ ấy đối với tâm mình trong khi ngồi thiền, hãy đối xử với nó như là một người bạn cũ rất thân. “Này Tâm. Chú có muốn ngồi thiền bây giờ không? Chú muốn để tâm vào cái gì? Ngồi như thế nào? Chú nói cho tôi biết chú muốn ngồi bao lâu cũng được.” Và khi bạn đối xử với tâm mình bằng thái độ ấy, buông xả và từ ái, tâm ta sẽ không đi đâu hết. Nó sẽ trở thành một người bạn thân. Cả hai sẽ cùng có mặt với nhau trong giờ phút này, với những gì đang xảy ra, thật thoải mái, không xô đẩy, không bó buộc. Và bạn sẽ có thể ngồi lâu hơn và được an tĩnh hơn là mình nghĩ.
Hãy mời nhau tách trà
Lời khuyên này của thầy Achahn Brahm về phương cách ngồi thiền nghe cũng hơi nghịch lý bạn hả? Nhưng có lẽ chỉ có một cách để ta biết được sự thật ấy thôi là hãy thử hành thiền với một thái độ ấy: buông xả và từ ái.
    Mà tôi nghĩ, thật ra đó không phải chỉ là thái độ trên chiếc gối ngồi thiền, mà còn là một phương cách sống của ta nữa, hãy mở rộng và bao dung tiếp nhận những gì đang xảy ra. Được như vậy thì dù trên tọa cụ hay đi giữa cuộc đời, trong hoàn cảnh nào ta cũng sẽ có được một sự an tĩnh hồn nhiên...
Đêm tròn một giấc qua,
Dậy thắp hương thất lá,
Quanh bên làn khói tỏa,
Con thỉnh Phật... uống trà.
Trà thất một chung pha,
Con, Phật ở chung nhà,
Làm sao tách riêng được?
Thôi mình uống chung nha.
Phật cười chẳng nói ra,
Con thấm hương đậm đà,
Giờ này ai biết được?
Có con, Phật, chung trà!
Sư Cô Hạnh Chiếu
Nguyễn Duy Nhiên

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

Tảng đá có nặng không?

Có lần Ngài Ajahn Chah đi dạo với các đệ tử của mình. Ngài chỉ vào một tảng đá thật to bên đường và hỏi: “Các thầy thấy tảng đá đó có nặng không?” Các đệ tử nhìn tảng đá to lớn ấy và trả lời: “Dạ thưa, nó rất nặng.” Ajahn Chah mỉm cười nói, “Nó đâu có nặng, nếu như ta đừng cố gắng mang vác nó lên!”
    Mỗi khi gặp một vấn đề khó khăn hay đối diện với những phiền não trong cuộc sống, bạn hãy thử tự hỏi mình câu hỏi ấy của ngài Ajahn Chan “Nó có nặng không?” Và nếu như ta không muốn dời đổi hay mang vác nó lên, thì đâu có là nặng phải không bạn?
    Các thiền sư thường nhắc nhở chúng ta rằng, ngay giữa những khó khăn của cuộc đời mà ta thấy được nguyên nhân của phiền não, và sự chấm dứt của nó cũng có mặt ở ngay tại nơi ấy, chứ không cần phải tìm kiếm ở một nơi nào khác.
    Đó có thể là những giây phút lo âu, phiền muộn trong tâm, hay những cảm giác khó chịu, đau nhức ở thân. Nếu như ta biết có mặt trọn vẹn với những gì xảy ra, ta sẽ không mang vác thêm cho mình những nỗi khổ không cần thiết, của sự mong cầu, muốn dời đổi, muốn làm cho nó được khác đi.
     Nhưng điều ấy không có nghĩa là ta có một thái độ dửng dưng, hoặc tránh né những khó khăn trong cuộc sống, mà là biết quan sát những gì xảy ra trong chánh niệm và tỉnh giác.  Nó giúp ta thấy được rằng có những sự việc trong đời ta không tránh được, chúng đến và đi theo luật nhân quả tự nhiên. Như một ngày mây mù kéo đến che lấp phủ kín lối đi, hay là sương tan chân trời rộng mở. Nhưng vì sự mong cầu, và thái độ phản ứng vội vàng của một cái Tôi nhỏ bé, đã khiến ta không thể sống trọn vẹn được với thực tại ấy. Nó xui ta cố gắng vác lên thêm cho mình những gánh nặng không cần thiết.
    Thật ra sự trọn vẹn không có một khuôn mẫu nhất định nào hết. Sống trọn vẹn không có nghĩa là ta phải cố sống đúng theo một phương cách nào đó, mà chỉ có nghĩa là ta trở lại với những gì đang có mặt nơi thân tâm mình, và để yên cho nó được như nó là. Có khi đó là sự khinh an, mà cũng có khi đó là những bất an.
    Để yên không có nghĩa là chấp nhận hay buông suôi, nhưng nó giúp ta có lại được một sự tĩnh lặng để thấy rõ những gì đang thật sự có mặt. Và rồi nếu cần, ta cứ làm những gì mình cần làm và có thể làm được. Bạn biết không, cuộc đời có thể chỉ bày cho ta nhiều phương cách để dời đổi tảng đá, nhưng nhiều khi sự có mặt của tảng đá ấy là để ta có dịp nhìn lại và thấy rõ mình hơn.
    Tảng đá to và nặng thật đấy, nhưng ta đâu cần phải mang vác nó lên. Mà nếu như ta không mang vác chúng lên thì mình cũng đâu có gì cần phải buông bỏ, phải không bạn?

Nguyễn Duy Nhiên

BẢN TÁNH CỦA NHỮNG SỰ VẬT

Trong học thiền định, dù theo kinh hay theo một vị thầy, người ta ngộ một mình không có một vị thầy. Ngộ một mình không có một vị thầy là hoạt động của pháp tánh, bản tánh của các pháp. Cho dù người ta sanh ra vốn biết, người ta cần tìm kiếm một vị thầy để hỏi về Đạo. Dù khi có các hiểu biết về vô sanh(1) người ta cần phải dứt khoát nỗ lực quán triệt Đạo.
Có ai mà không sanh ra vốn biết ? Thậm chí cho đến giác ngộ, Phật quả, đó vẫn là một việc theo những kinh điển và những vị thầy. Hãy biết rằng gặp gỡ một kinh điển hay một vị thầy mà đạt được thể nhập vào định pháp tánh được gọi là sanh ra vốn biết, cái biết này thể nhập pháp tánh khi gặp gỡ pháp tánh. Đây là sự đạt được hiểu biết những đời quá khứ, đạt được ba thông,(2) thành tựu giác ngộ vô thượng, gặp gỡ cái hiểu biết không có thầy (trí vô sư) và cái hiểu biết tự nhiên và truyền đạt đúng đắn trí vô sư và trí tự nhiên.
Nếu người ta không vốn biết, thì dù có gặp những kinh điển, những vị thầy, người ta cũng không thể nghe về pháp tánh, người ta không thể thể nghiệm pháp tánh. Đạo Lớn không phải là nguyên lý giống như người nào uống nước thì nóng lạnh tự biết. Tất cả chư Phật cũng như chư Bồ tát và tất cả chúng sanh đều làm sáng tỏ Đạo Lớn của bản tánh của tất cả sự vật nhờ năng lực của cái hiểu biết vốn sẵn (trí huệ bổn nguyên). Làm sáng tỏ Đạo Lớn của pháp tánh theo những kinh điển và những vị thầy gọi là làm sáng tỏ pháp tánh bởi chính mình. Những kinh điển là pháp tánh, là chính mình. Pháp tánh là thầy, pháp tánh là chính mình. Bởi vì pháp tánh là chính mình, nó không phải là cái “mình” hiểu sai của ngoại đạo và quỷ ma. Trong pháp tánh không có ngoại đạo hay quỷ ma – nó chỉ là ăn sáng, ăn trưa, có một bữa qua loa. Dù vậy, những người tự cho là đã học lâu, hai mươi ba mươi năm, trải qua cuộc đời họ trong bối rối khi đọc hay nghe nói về pháp tánh. Những người tự nhận là đã học xong Thiền và xếp mình vào hàng những vị thầy, khi họ nghe thấy tiếng nói của pháp tánh và thấy những sắc tướng của pháp tánh, thì thân tâm họ, kinh nghiệm khách quan và chủ quan, cũng luôn luôn khởi lên và rơi xuống trong hố mê mờ. Điều này giống như nghĩ một cách sai lầm rằng pháp tánh sẽ xuất hiện khi toàn bộ thế giới chúng ta đang tri giác được xóa bỏ, rằng pháp tánh không phải là cái toàn thể hiện tiền của những hiện tượng. Nguyên lý pháp tánh không thể như kia được. Cái toàn thể của những hiện tượng này và pháp tánh thì vượt hẳn mọi vấn đề như nhau hay khác nhau, vượt hẳn sự nói năng về phân biệt hay đồng nhất. Nó không phải là quá khứ, hiện tại, hay tương lai, không phải đoạn diệt hay thường còn, không phải sắc, thọ, tưởng, hành, thức – bởi thế nó là bản tánh của các pháp, pháp tánh.
Thiền sư Mã Tổ nói, “Tất cả chúng sanh, dù vô tận kiếp, đều chưa từng lìa ngoài, xuất khỏi định pháp tánh : tất cả họ luôn luôn ở trong định pháp tánh, mặc áo, ăn cơm, nói chuyện – những hoạt dụng của sáu giác quan (căn), và mọi hoạt đôïng, tất cả đều là pháp tánh.”
Pháp tánh được nói đến bởi Mã Tổ là pháp tánh được nói đến bởi pháp tánh. Học từ cùng nguồn với Mã Tổ là người học đạo của pháp tánh : từ khi nghe về nó, làm sao không có thể nói về nó ? Sự kiện là pháp tánh cưỡi Mã Tổ ; đó là người ta ăn cơm, cơm ăn người ta. Suốt từ đó pháp tánh không hề lìa khỏi định pháp tánh. Nó không lìa pháp tánh sau pháp tánh, nó không lìa pháp tánh trước pháp tánh. Pháp tánh, trải dài với vô tận kiếp, vẫn nhập vào định pháp tánh ; pháp tánh được gọi là vô tận kiếp. Bởi thế cái ở đây của hiện tại tức thời này là pháp tánh. Mặc áo ăn cơm là mặc áo ăn cơm của nhập trong định pháp tánh. Nó là sự biểu lộ của pháp tánh của cơm, nó là sự biểu lộ của pháp tánh của ăn, nó là sự biểu lộ của pháp tánh áo, nó là sự biểu lộ của pháp tánh mặc.(3) Nếu người ta không mặc hay ăn, không nói hay trả lời, không dùng những giác quan, không hành động chút gì, nó không phải là pháp tánh, nó không nhập vào pháp tánh.
Sự biểu lộ của Đạo của hiện tại tức thời được chư Phật trao truyền, đến Phật Thích Ca Mâu Ni ; được truyền đạt đúng đắn bởi các Tổ sư, rồi đến Mã Tổ. Phật qua Phật, Tổ qua Tổ, trao truyền không sai một mảy ly, thông nhau trong định pháp tánh. Chư Phật và chư Tổ không nhập, mà sống trong pháp tánh.(4) Dù những học giả hướng ngoại có thể có danh từ pháp tánh, đó không phải là pháp tánh được Mã Tổ nói. Dù thần lực để đề xuất “những chúng sanh không hề lìa khỏi pháp tánh vẫn không phải là pháp tánh” có thể thành tựu cái gì đó, đấy là ba, bốn lớp mới về pháp tánh. Nói, trả lời, vận hành và hành động như thể không phải là pháp tánh thì vẫn phải là pháp tánh. Những ngày và những tháng của vô số kiếp là sự qua đi của pháp tánh. Quá khứ, hiện tại, và vị lai cũng phải như vậy. Nếu các ông xem giới hạn của thân tâm như là giới hạn của thân tâm và nghĩ nó xa cách pháp tánh, thì cái nghĩ bậy này vẫn là pháp tánh. Nếu các ông không xem giới hạn của thân tâm như là giới hạn của thân tâm và nghĩ nó không phải là pháp tánh, cái nghĩ này cũng là pháp tánh. Nghĩ hay không nghĩ đều là pháp tánh. Học theo kiểu từ khi chúng ta nói tánh thì nước thôi chảy và cây cối phải không nở hoa và héo, đó là ngoại đạo.
Phật Thích Ca Mâu Ni nói, “Tướng như vậy, tánh như vậy.” Thế thì hoa nở và lá rụng là tánh như vậy. Nhưng người ngu nghĩ rằng không thể có hoa nở và lá rụng trong cõi giới của pháp tánh. Vào lúc này người ta chớ hỏi cái gì khác. Các ông cần đúc khuôn cái nghi của các ông vào những diễn tả ngôn ngữ này. Đề khởi nó lên như những người khác đã từng nói, các ông cần nghiên tầm, nghiền ngẫm nó mãi – sẽ thoát khỏi cái trước kia.(5) Những ý nghĩ ở trên không phải là nghĩ sai, chúng chỉ là những ý nghĩ khi chưa thấu hiểu. Không phải sự suy nghĩ này sẽ được làm cho biến mất khi người ta thấu hiểu. Hoa nở và lá rụng tự chúng là hoa nở và lá rụng. Cái suy nghĩ rằng không thể có hoa nở và lá rụng trong pháp tánh, cái tư tưởng ấy chính là pháp tánh. Nó là một tư tưởng năm trong một khuôn khổ ; thế nên nó là tư tưởng của pháp tánh. Toàn bộ suy nghĩ của suy nghĩ về pháp tánh là một hình tướng xuất hiện như vậy.
Dù câu nói của Mã Tổ, “tất cả đều là pháp tánh” thực sự là một tuyên bố tám chín mươi phần trăm, cũng có nhiều điểm Mã Tổ chưa tỏ bày. Nghĩa là ngài không nói những bản tánh của tất cả các pháp không lìa khỏi pháp tánh,(6) ngài không nói những bản tánh của tất cả các pháp là tất cả bản tánh của các pháp.(6) Ngài không nói tất cả chúng sanh không lìa khỏi chúng sanh,(7) ngài không nói tất cả chúng sanh là một phần nhỏ của pháp tánh, ngài không nói tất cả chúng sanh là một phần nhỏ của tất cả chúng sanh,(8) ngài không nói những bản tánh của tất cả các pháp là một phần nhỏ của chúng sanh.(9) Ngài không nói một nửa chúng sanh là một nửa pháp tánh.(10) Ngài không nói sự không hiện hữu của của chúng sanh là pháp tánh,(11) ngài không nói pháp tánh không phải là chúng sanh,(11) ngài không nói pháp tánh biểu lộ pháp tánh, ngài không nói chúng sanh rơi rụng mất chúng sanh. Chúng ta chỉ nghe rằng chúng sanh không lìa khỏi định pháp tánh – ngài không nói pháp tánh không thể lìa khỏi định chúng sanh, không có câu tuyên bố rằng định pháp tánh hiện hữu và đi vào định chúng sanh. Chưa nói là, chúng ta không nghe nói đến sự chứng đắc Phật quả của pháp tánh, chúng ta không nghe chúng sanh chứng ngộ pháp tánh, chúng ta không nghe pháp tánh chứng ngộ pháp tánh, không có câu tuyên bố những loài vô tình không lìa khỏi pháp tánh như thế nào. Bây giờ người ta cần hỏi Mã Tổ, cái gì mà ngài gọi là “chúng sanh” ? Nếu ngài gọi chúng sanh là pháp tánh, thì đó là Như Lai chăng ? Nếu ngài gọi chúng sanh là chúng sanh, thì nếu ngài nói nó là cái gì đó, ngài đã mất nó. Nói nhanh, nói nhanh !

Chú thích


1. “Vô sanh” nghĩa là tánh không, cũng là kinh nghiệm trực tiếp không có so sánh trước và sau.
2. Ba thông là những tri thức siêu thường của các vị thánh và Phật : hiểu biết sự sanh ra và chết của chúng sanh trong quá khứ, hiểu biết sự sanh và chết của chúng sanh trong tương lai và hiểu biết sự tận diệt những nhiễm ô của tâm thức. Trong Thiền cả ba cái đôi khi được giải thích quy về huệ quán vào tâm nền tảng, nó là như nhau trong cả mọi thời và không có nhiễm ô bẩm sinh.
3. Có thể đọc “Áo là biểu lộ của pháp tánh, cơm là biểu lộ của pháp tánh, ăn là biểu lộ của pháp tánh, mặc là biểu lộ của pháp tánh”.
4. Ở đây, “không nhập” nghĩa là pháp tánh không phải là cái gì ở ngoài để nhập vào ; mà nó là cái gì có mặt ở khắp cả để sống.
5. Đoạn này có vẻ chỉ đến sự thực hành công án, nhất là sự sử dụng kosuku kōan hay công án kiểu cổ, những lời nói hay câu chuyện Thiền được dùng để cho tỉnh giác tập chú vào trong một số đường lối. “Sẽ thoát khỏi cái trước kia” ám chỉ sự rơi rụng của những quan kiến hay trạng thái tâm thức trước kia.
6. Những bản tánh (cá nhân) của những sự vật (pháp) không lìa khỏi bản tánh (phổ quát) của các pháp, bởi vì những bản tánh cá thể thì tương đối, do đó trống không có một cá tính tuyệt đối – chính tánh không này là bản tánh phổ quát của các pháp, hay các sự vật.
7. Những chúng sanh như là những chúng sanh – nghĩa là về mặt cá tính tương đối hay hiện hữu theo điều kiện – thì luôn luôn như vậy, theo định nghĩa.
8. “Tất cả chúng sanh” như được nhìn từ một quan điểm (chẳng hạn từ tri giác con người) là một phần nhỏ của “tất cả chúng sanh” như được thấy từ mọi điểm quy chiếu có thể có. Điều này nhắc nhở đến giáo lý Hoa Nghiêm về sự phản chiếu lẫn nhau vô tận của những hiện hữu tương thuộc, và giáo lý Thiên Thai về mọi lãnh vực dung chứa lẫn nhau. Theo giáo lý Thiên Thai, toàn thể chúng sanh được định nghĩa theo mười cõi hay pháp giới, nhưng mỗi cõi chứa đựng tiềm năng của tất cả các cái khác, như vậy làm thành một trăm cõi. Hoa Nghiêm còn đi xa hơn và nói rằng mỗi cõi tiềm năng cũng chứa đựng tất cả các cõi tiềm năng khác. Nó là tương quan lẫn nhau vô cùng tận, được nhân lên và nhân lên vô cùng.
9. Theo giáo lý tương tức tương nhập của mọi sự trong vũ trụ, tất cả những sự vật là một phần của hiện hữu của mỗi sự vật và mọi sự vật.
10. Tinh túy (tánh không của hiện hữu tuyệt đối) và tướng (những đặc tính, hiện hữu tương đối) có thể giống như hai “nửa” của toàn thể tất cả hiện hữu và bản tánh của những sự vật.
11. “Không hiện hữu của chúng sanh” là tánh không, bản tánh tuyệt đối của chúng sanh là bản tánh của những sự vật như là tánh không.


(Hosshō, pháp tánh)
Đạo Nguyên Hy Huyền (Dōgen Kigen)

Tiểu luận này của Đạo Nguyên nhằm phản đối quan niệm sai lầm rằng bản tánh của những sự vật như là tánh không thì chống đối lại hay loại trừ những hình tướng của những sự vật, hay hiện hữu tương đối. Quan niệm sai lầm này cho sự xóa bỏ những hình tướng là phương cách chứng ngộ bản tánh của những sự vật, điều mà Đạo Nguyên chống lại suốt những tác phẩm của ngài. Hơn là cố gắng xóa bỏ cái gì, Đạo Nguyên nhắm phá thấu qua hàng rào quan niệm để chứng ngộ bản tánh của những sự vật trong mọi sự, để chứng ngộ bản tánh của những sự vật là mọi sự.
Bản tánh của những sự vật là một danh từ căn bản của Phật giáo Đại thừa. Nó được định nghĩa như là tánh Như, tánh Không và Niết Bàn. Trong Phật giáo nguyên thủy, niết bàn hay “tịch diệt”, ám chỉ sự chứng đắc bình thản, bình an của tâm, thoát khỏi lo âu và phiền não. Trong Phật giáo Đại thừa, niết bàn thường dùng để nói đến những sự vật, với nghĩa tánh không. Về con người, niết bàn ám chỉ sự tịch diệt, tắt mất của diễn tả sai lầm, của những quan điểm chấp trước ; điều này là sự tỉnh giác về bản tánh “trống không” hay “rỗng rang” của những sự vật. Tánh không nghĩa là bản thân những sự vật là bất định, tùy thuộc vào những tương quan, những sự vật thì không có bản tánh riêng hay tuyệt đối về phần chúng. Tính không-tuyệt-đối này gọi là tánh không. Cách diễn tả khác là tính không không thể quan niệm. Những diễn tả để định nghĩa sự vật và thậm chí kinh nghiệm về sự vật đều dựa trên tâm thức, chúng không phải là bản thân sự vật. Như thế bản tánh của tự thân những sự vật là không thể quan niệm, không thể nghĩ bàn, vượt khỏi diễn tả hay “trống không”.
Nhưng “tánh không” này không hiện hữu riêng phần nó, bởi vì nó không là gì ngoài bản tánh của những sự vật như là tương đối và không có cá tính, vô ngã. Nói thế nghĩa là, tánh không của những sự vật và hiện hữu tương đối của những không tương phản mà đồng nhất trong tinh túy. Danh từ tánh Như bao trùm cả hai mặt này của thực tại – hiện hữu tương đối của những sự vật và tánh không của hiện hữu tuyệt đối của những sự vật riêng biệt. Hai viễn cảnh này là hai mặt của tánh như – cái bất biến (tánh không tuyệt đối) và cái ứng hợp với những điều kiện (hiện hữu tương đối). Bản thân danh từ tánh như ám chỉ sự chứng ngộ đồng thời tánh không và hiện hữu, kinh nghiệm một cách trực tiếp và rỗng rang mà không trụ vào những hào nhoáng bề ngoài của ý niệm, thấy mọi sự đơn giản là “như thế”.
Tiểu luận này của Đạo Nguyên nhằm phản đối quan niệm sai lầm rằng bản tánh của những sự vật như là tánh không thì chống đối lại hay loại trừ những hình tướng của những sự vật, hay hiện hữu tương đối. Quan niệm sai lầm này cho sự xóa bỏ những hình tướng là phương cách chứng ngộ bản tánh của những sự vật, điều mà Đạo Nguyên chống lại suốt những tác phẩm của ngài. Hơn là cố gắng xóa bỏ cái gì, Đạo Nguyên nhắm phá thấu qua hàng rào quan niệm để chứng ngộ bản tánh của những sự vật trong mọi sự, để chứng ngộ bản tánh của những sự vật là mọi sự.

Trích:

CHÁNH PHÁP NHÃN TẠNG
Shōbōgenzō
Đạo Nguyên Hy Huyền (Dōgen Kigen)

Việt dịch : Thiện Tri Thức