Bassui đáp:
Nhận thức đúng hay sai là ở trong lòng người tu tập không phải ở ngôn từ hay lời nói sao có thể biết đúng hay sai nếu ông không trực tiếp gặp người ấy.
Có người hỏi tiếp tục, trong trường hợp ấy nếu một người chưa được huấn luyện kỷ luật mà lui về núi để tu Đạo, người ấy sẽ phạm sai lầm. Như thời kỳ gần đây có những người chưa được các vị thầy sáng suốt rèn luyện kỷ luật và chưa được ấn chứng đã lui về núi ngay từ khi mới phát khởi ý nguyện học Đạo đến lúc tuổi già xuống núi, họ gặp được nhiều người được tiếng là thầy giỏi, điều này có phù hợp không?
Người học Đạo lầm lạc
Basui nói thật khó tin người học Đạo thời nay tính cách yếu kém khát vọng hời hợt. Họ chẳng đoái hoài tới chân lý về đại sự sinh tử . Dù đi tìm Thầy khắp nơi họ lại không muốn thấu triệt, không muốn đi đến tận cùng. Họ chỉ quan tâm đến mối quan hệ của họ với thầy và danh hiệu của vị ấy. Không biết liệu vị ấy là Thầy của Chánh Pháp hay ngoại Đạo. Họ đếm danh hiệu đi đông tây nam bắc, tự hào vì gặp được nhiều Thầy cũng có người đặt niềm tin vào một chổ, dành một mùa hè cho một khóa tu học ở đó. Nhưng trong mùa hè ấy, thời gian của họ chỉ dành cho việc chuẩn bị để đi hành hương sau khóa tu. Một số người có thể cân nhắc ở yên một nơi, tham dự khóa tu từ hè sang đông đếm từng ngày. Do vậy khiến 90 ngày trôi qua chậm chạp. Những người khác lại giữ một cái túi nhỏ đựng sơ đồ viết tay dòng truyền thừa của một Tông phái Phật Giáo đeo nó quanh cổ như bằng chứng cho sự thành tựu của mình hoặc để có thể bám vào xá lợi xếp những đồ đạc liên quan theo thứ tự âm thầm tạo dựng một nhóm ba đến năm người cùng nhau xây tháp để đặt xá lợi vào, rồi họ cùng nhau nhìn những xá lợi này bày tỏ ham muốn đối với xá lợi hiếm và quý nhất trong số chúng, thảo luận về sự cao siêu hay thấp kém của chúng.
Trích: Bùn và nước
Tác giả: Thiền sư Bassui
Người dịch: Thái An
Basui đáp nói chung không phải cứ tập họp được nhiều người là được ví như đệ tử tập hợp quanh Thế Tôn, trong Tăng Đoàn của Đức Phật độ lớn nhỏ của Tăng đoàn phụ thuộc vào độ nông sâu của sự chứng Đạo. Tuy nhiên, Pháp có Chánh Đạo và Tà Đạo. (Pháp ở đây nói đến con đường tu tập. Mà một người lựa chọn không nhất thiết phải nói đến Phật Pháp)
Có những người căn cơ lớn và những người căn cơ nhỏ vì những người này hưởng ứng những yếu tố khác nhau của giáo pháp, tin tưởng vào phương diện này hoặc phương diện kia nên khó mà quyết định Chánh Đạo hay Tà Đạo dựa vào số lượng người theo học. Nếu một người chưa thành tựu được nhận thức chân thật mà tập hợp môn đồ. Được sự thừa nhận và tôn kính đặc biệt rồi thuyết pháp dựa vào nhận thức hạn hẹp của mình, người ấy sẽ trở thành quỷ, còn đệ tử thì rơi vào địa ngục, cả hai do vậy sẽ nhận quả báo xấu, vì lẻ đó, cơ hội thực chứng chánh pháp, khi ông chưa gặp được vị thầy có chánh kiến là rất nhỏ.. Trước khi, Ngưu Đầu đắc Đạo, những phép mầu kỳ diệu đã xảy ra, hổ và sói quy phục, một trăm con chim cúng dường hoa, mây trắng bao quanh nơi sư ẩn dật.
Khi Đạo Tín tới đó gặp sư và sư đưa vào một cuộc pháp chiến. Cái hang chồn hoang dã trong nhiều năm của sư lặp tức tan thành từng mảnh. Còn sư lần đầu tiên nhận ra những sai lầm của mình. Bởi vậy, Sư tuyên bố, ngay cả khi có một trăm con chim cúng dường hoa cũng là điều đáng hổ thẹn.
Nếu Sư không gặp Đạo Tín hẳn đã không giác ngộ. Sư sẽ vẫn dính mắc đến việc thị hiện thần thông sẽ chịu đau khổ của địa ngục . Ở đây, chúng ta có thể nói không biết hoặc không ngộ chỉ sống thôi thì vô giá trị.
Trước khi Mã Tổ tỏ ngộ, sư sống trên núi tọa thiền một thời gian dài không bao giờ nằm xuống. Thiền Sư Nam Nhạc Hoài Nhượng đi tới và bắt đầu mài một miếng ngói trước chổ Mã Tổ ẩn dật nói rằng, Ngài mài ngói làm gương. Ngài cười Mã Tổ vì ngồi Thiền im lặng với ý định thành Phật trong khi không hiểu điều mà chính Ngài Nam Nhạc đang chỉ ra bằng hành động của mình, vì tiếng cười của Nam Nhạc, Mã Tổ lập tức tỉnh ngộ. Nếu Nam Nhạc không cho Mã Tổ thấy hẳn Mã Tổ vẫn ngồi Thiền yên lặng mất thời gian tốn công vô ích.
Từ xưa tới nay chưa có ai lên núi sống một mình khi chưa thực chứng giác ngộ hoặc chưa gặp được vị thầy năng lực siêu việt mà có thể truyền lại trí tuệ của chư Phật và chư Tổ. Dù có tập họp đại chúng mười triệu người, nếu nguồn không đủ sâu sông sẽ không chảy dài. Chính vì thế mà người cầu Đạo không xem một ngàn lý (1lý = 600 mét) là quảng đường xa không quan tâm tới đói hay lạnh để cầu cho được Thầy giỏi.
Khi họ tới với một vị thầy có những người sau một thời gian thì chứng ngộ thiết lặp mối quan hệ với Thầy và rời đi sau khi được ấn chứng. Số khác, sau một lời của Thiền Sư đã bắt đầu hiểu ý nghĩa thông điệp của Thầy. Lại có những người khác sau khi tin dù chỉ chút ít liền bỏ gậy đi đường xuống đặt các khát vọng của họ ngay tại đó. Một số người làm việc không mệt mỏi để quản lý tu viện, số khác ăn trái cây, mặc áo cỏ lại có những người ăn một bữa mỗi ngày. Cuộc sống giống như chỉ mành treo chuông. Những người này không thấy xấu hổ dù bị cười cợt hay quở mắng. Họ tập trung vào chuyện sinh tử hệ trọng khuất phục tâm mê lầm quên đi tự ngã, không kiêu căng vì hiểu biết hay thành tựu của mình, tu tập nghiêm khắc đến mức quên cả hương vị thức ăn, đi hành hương mà không biết mình đang đi. Họ không góp nhặt câu chữ của cổ nhân, khát khao thật sự của họ chỉ là gặp được một người Thầy, dù mục đích duy nhất của họ là hoàn toàn thấu hiểu đại sự sinh tử, họ không chỉ tu tập ba mươi hay bốn mươi năm, dù răng lông đầu bạc họ cũng không trở nên xao lãng, khi xuyên thẳng vào nguồn, ngay cả nếu đã được thầy giỏi ấn chứng, họ cũng không kẹt vào vinh quang hay thành tựu của chính mình. Một số có thể rời đi, lui sâu vào núi non chôn vùi tên tuổi vào một khe núi ăn rễ cây nuôi dưỡng tinh thần không theo đuổi danh vọng .
Khi họ tới với một vị thầy có những người sau một thời gian thì chứng ngộ thiết lặp mối quan hệ với Thầy và rời đi sau khi được ấn chứng. Số khác, sau một lời của Thiền Sư đã bắt đầu hiểu ý nghĩa thông điệp của Thầy. Lại có những người khác sau khi tin dù chỉ chút ít liền bỏ gậy đi đường xuống đặt các khát vọng của họ ngay tại đó. Một số người làm việc không mệt mỏi để quản lý tu viện, số khác ăn trái cây, mặc áo cỏ lại có những người ăn một bữa mỗi ngày. Cuộc sống giống như chỉ mành treo chuông. Những người này không thấy xấu hổ dù bị cười cợt hay quở mắng. Họ tập trung vào chuyện sinh tử hệ trọng khuất phục tâm mê lầm quên đi tự ngã, không kiêu căng vì hiểu biết hay thành tựu của mình, tu tập nghiêm khắc đến mức quên cả hương vị thức ăn, đi hành hương mà không biết mình đang đi. Họ không góp nhặt câu chữ của cổ nhân, khát khao thật sự của họ chỉ là gặp được một người Thầy, dù mục đích duy nhất của họ là hoàn toàn thấu hiểu đại sự sinh tử, họ không chỉ tu tập ba mươi hay bốn mươi năm, dù răng lông đầu bạc họ cũng không trở nên xao lãng, khi xuyên thẳng vào nguồn, ngay cả nếu đã được thầy giỏi ấn chứng, họ cũng không kẹt vào vinh quang hay thành tựu của chính mình. Một số có thể rời đi, lui sâu vào núi non chôn vùi tên tuổi vào một khe núi ăn rễ cây nuôi dưỡng tinh thần không theo đuổi danh vọng .
Số khác có thể ở gần Thầy và phụng sự họ, không bao giờ tìm sự yên lặng tột cùng của việc ngồi biếng nhác một mình. Ta chưa từng thấy ai biến tu tập thành mục đích hàng đầu như vậy mà không thấu đạt chân lý. Họ đều xiển dương trí tuệ sống còn này của chư Phật và chư Tổ. Dù sống trong an bình lặng lẽ họ cũng hiện ra trong xã hội như một ánh sáng chỉ hướng trên con đường tối tăm. Gieo hạt giống trí tuệ trong mười ngàn thế giới, Chẳng phải đây chính là những người thực sự ttrao truyền ân điển của Phật sao?
Người học Đạo lầm lạc
Basui nói thật khó tin người học Đạo thời nay tính cách yếu kém khát vọng hời hợt. Họ chẳng đoái hoài tới chân lý về đại sự sinh tử . Dù đi tìm Thầy khắp nơi họ lại không muốn thấu triệt, không muốn đi đến tận cùng. Họ chỉ quan tâm đến mối quan hệ của họ với thầy và danh hiệu của vị ấy. Không biết liệu vị ấy là Thầy của Chánh Pháp hay ngoại Đạo. Họ đếm danh hiệu đi đông tây nam bắc, tự hào vì gặp được nhiều Thầy cũng có người đặt niềm tin vào một chổ, dành một mùa hè cho một khóa tu học ở đó. Nhưng trong mùa hè ấy, thời gian của họ chỉ dành cho việc chuẩn bị để đi hành hương sau khóa tu. Một số người có thể cân nhắc ở yên một nơi, tham dự khóa tu từ hè sang đông đếm từng ngày. Do vậy khiến 90 ngày trôi qua chậm chạp. Những người khác lại giữ một cái túi nhỏ đựng sơ đồ viết tay dòng truyền thừa của một Tông phái Phật Giáo đeo nó quanh cổ như bằng chứng cho sự thành tựu của mình hoặc để có thể bám vào xá lợi xếp những đồ đạc liên quan theo thứ tự âm thầm tạo dựng một nhóm ba đến năm người cùng nhau xây tháp để đặt xá lợi vào, rồi họ cùng nhau nhìn những xá lợi này bày tỏ ham muốn đối với xá lợi hiếm và quý nhất trong số chúng, thảo luận về sự cao siêu hay thấp kém của chúng.
Một số người tự thiêu thân thể cánh tay hay ngón tay của mình chịu đựng đau đớn tàn khốc làm những người cùng an cư chổ ấy đều bị kích động lôi họ vào những hoạt động vô bổ, trong khi bản thân họ bỏ bê việc tu tập, những người khác lại ôm những bó hoa dính mắc vào các tên gọi đời thường vào các kỷ năng và dòng dõi gia đình của mình, lại có những người khác nữa, không thể hoàn toàn buông xả con đường bổn phận, kết quả họ quên thực hành định tâm, bám vào những ý nghĩ và quan điểm của mình. Học Phật Pháp một cách thờ ơ dù họ cố gắng vượt qua người khác bằng những câu chuyện Thiền và đánh bại người khác bằng những vấn đáp pháp chiến, tự họ lại không có năng lực thấy tự tính của họ. Bởi vậy họ gom góp những lời nghịch lý , những diễn đạt sâu sắc của thiền sư đời trước bí mật cất giữ chúng và không cho ai xem , sử dụng những ngôn từ câu cú này. Họ viết thơ viết nhạc vui với việc thêm những bình luận phán xét của chính họ vào lời của chư Tổ, bằng cách sử dụng một cách khôn ngoan những lời ấy. Họ cố gắng đánh bại đồng môn. Đây đều là những ví dụ về con đường ngoại Đạo.
Rồi có những người khinh miệt hành vi của những loại người trên. Họ nói, chẳng có gì quan trọng hơn việc chỉ chuyên chú một công án, dù những người này quan sát mọi người trong các tham vấn thiền. Tai họ đóng lại, dù họ ở trong Tăng đoàn gồm những vị thầy giỏi nhưng lại không diễn đạt hiểu biết của chính mình. Bởi vậy, không có được sự huấn luyện chân thật. Vì không thể trừ bỏ những ý tưởng bất thiện (nghĩa đen đinh và đe) gây ra mê lầm. Nên họ chỉ quan tâm đến một hành động trong một khu vực hạn hẹp . Cuối cùng, không thể trèo ra ngoài cái hố, họ đã đào cho chính mình, họ nghiêm trì vào giới. Về mặt hình thức họ càng không phạm chúng là đủ, rồi họ đưa thêm một số giới, thường không có trong hệ thống giới luật của tu sĩ. Chẳng hạn, không mặc những thứ làm bằng lụa không ăn muối dấm. Họ nói, mình đang hành xử đúng theo giáo Pháp của phật. Bởi vậy, họ lừa dối các gia đình Phật tử . Lại có những người, khi lần đầu phát tâm cầu Đạo thì giữ giới, nghiêm trì tọa thiền, thực hiện các pháp môn tu tập. Khi đã có thể kiểm soát ý nghĩ một thời gian. Họ nói mình đã thấy rõ khuôn mặt nguyên sơ, vì khuôn mặt nguyên sơ này, không có bản ngã không có tự thể không có phật không có Pháp. Họ nói cái gì gọi là giới họ phớt lờ quy luật nhân quả xem những của bố thí nhận được là không quan trọng . Họ ăn những thức ăn ngon, uống rượu, tâm tán loạn, báng bổ chư Phật và chư Tổ, chỉ trích thiện tri thức khắp nơi, phê phán những gì của quá khứ cũng như hiện tại, họ la hét chuyện phiếm đùa cợt và nô giỡn , dành cả ngày tụng những bài thơ kiêu kỳ ngưỡng mộ một khung cảnh đẹp. Khi gặp người khác và thấy những gì người khác có, họ thèm khát cái đó cho chính mình, không quan tâm tới vẻ ngoài của bản thân tới việc họ đang ở cùng cư sĩ hay tu sĩ , chẳng để ý đến hoàn cảnh. Họ thích nói về Thiền, và chỉ mong chiến thắng trong pháp chiến Thiền. Khi những người này thấy ai đã chấm dứt tà kiến đã nhận ra những sai lầm thâm căn cố đế của bản thân đã biểu lộ sự quan tâm chân thật khi được bố thí đều đặn, xem giới luật là pháp như thị giữ miệng không nói an định cái tâm như ngựa hoang và cái trí như loài khỉ, siêng năng tu tập và chuyên tâm quay mặt vào tường hành thiền. Họ lại xem thường cười cợt những người ấy. Họ nói những người ấy là trí tuệ cùn lụt, không phải các bậc thành tựu thiền, bản thân họ thiếu sự dũng cảm, tâm họ đầy kiêu mạn, họ nói về tu tập Thiền lâu năm của mình. Trong khi lôi kéo những người mới nhập môn vào con đường tà đạo. Khi một thầy giỏi đón nhận họ, tìm cách tác động để họ thật sự tu tập, họ lại nhạo báng. Họ chẳng thèm quay đầu khi bị quở trách. Họ thật sự có một căn bệnh khó chữa, thuốc thang không có tác dụng. Với những tà kiến cắm rễ bên trong họ đi khắp nơi chất vấn chỉ trích các thiền sinh khác không phải là đối thủ của họ. Trong khi sự kiêu ngạo của họ tăng lên. Đây là ý nghĩa của câu chìm đắm vào trống không, tức là xem thường nhân quả, sự bừa bãi rối ren như vậy càng gây thêm họa. Với những người nhập môn phát tâm cầu đạo ta nói rằng đừng bao giờ tu tập giữa những kẻ tà kiến này.
Rồi có những người khác toàn thân bừng lên sự sáng tỏa như thể ánh trăng chiếu xuống mặt nước dẫu vậy họ lại hài lòng với ánh sáng này xem nó là nền tảng cho tự tính của họ. Điều đó trở thành gốc rễ cho ảo tưởng, lại có những người hỏi, nếu mọi pháp đều trống không vậy làm sao tu tập, giáo pháp nào ở đó để mà thực chứng. Họ nói khi có trà thì uống trà, khi có cơm thì ăn cơm. Họ chìm sâu vào một cái vỏ thanh tịnh, nhìn vào thoại đầu của cổ nhân, lấy chúng làm quan niệm riêng của họ về sự thanh tịnh.
Họ lập luận rằng tất cả những lời này đều không có ý nghĩa sự thật rốt ráo như họ nói, là núi chỉ là núi và sông chỉ là sông . Những người ấy ngay cả trong mơ cũng không biết tới sự kỳ diệu của phật tính, một số người vẫn chưa thấy được tự tính nghe nói rằng phật tính là chủ của thấy, nghe và nhận thức. khi được hỏi , họ liền giơ tay giậm chân nói "Đây", những người khác chẳng hiểu gì, gọi đó là con đường vô tâm. Hoặc họ nghĩ thân xác thể chất giống như giấc mộng, như ảo ảnh như hoa đốm trong hư không, còn tâm thì bất sanh bất diệt luôn tồn tại, hoặc họ hiểu cả thân và tâm là ảo tưởng mà sau khi tan vào tứ đại thì trở về hư không và biến mất, hoặc họ xem giác ngộ là trạng thái khi người ta không còn nghi ngờ rằng mọi hình thức là trống rỗng, mà phân tích cho cùng tột chính là thật chất của pháp thân hoặc họ cảm thấy sự bày tỏ bằng lời dù ít ỏi cũng đều sai lầm. Họ nói họ giấu kín trải nghiệm giác ngộ chân thật của họ ngay cả với người thân. Họ sa vào điều huyền bí giao du với các linh hồn . Họ nói ngay cả người đã mở mắt, cũng không thấy điều mà họ có thể thấy, rồi họ tự thấy hài lòng.
Có những người diệt trừ mọi ý nghĩ khiến tâm bình thản và điềm đạm. Họ nghĩ con đường vô tâm nghĩa là tâm họ hoàn toàn sáng tỏ và an lạc. Lại có những người khác ham mê với hình tướng đến mức thái hóa, yêu thích bộ dạng và lễ nghi khác hẳn hành vi của mọi người và tìm mọi cách có được công đức hoặc những người không có tâm cầu đạo mà chỉ bận rộn với danh tiếng. Họ mong một thầy giỏi ấn chứng cho thành tựu của mình, và nếu không được nhận, họ lăng mạ khinh bỉ vị thầy hoặc một số người tình huống nào cũng tin do nhân quả nên thấy ngay cả việc họ không thực chứng phật đạo cũng là kết quả của nghiệp quá khứ. Họ nói mình không có nhân duyên với đạo, sẽ không giác ngộ trong đời này, mà cố gắng tiêu trừ mọi ác nghiệp đời trước bằng cách thực hành nhiều lối tu tập chối bỏ bản thân, họ hành hương đến lăng mộ chùa chiền để có công đức tâm linh. Tụng nhiều thần chú đếm tràng hạt, quỳ lạy hàng trăm lần để cầu đạo. Họ là những người năng lực vô cùng yếu. Tất cả những người này đều sợ sinh tử , họ bị tâm bệnh, một loại bệnh xảy ra khi người ta cầu đạo trong khi chưa có cái nhìn đúng đắn. Nhưng dù tệ hại như vậy. Họ vẫn không là gì so với những người không sợ sinh tử và không cầu đạo.
Rồi có những kẻ nổi loạn, tự gọi mình là được giải thoát. Họ quăng bỏ y bát, thay vì mặc áo cà sa, họ đội mũ kiểu cách mặc áo da thú . Họ múa hát và chê trách chánh pháp. Họ sống trên thế gian để lừa gạt người thế gian. Nếu có ai quở trách hành vi của họ, họ sẽ nói tới các thánh nhân lang thang như Bố Đại Hán Sơn và Thập Đắc...Nói rằng họ giống các tu sĩ này, trong khi tự bản thân họ không bao giờ sửa chữa sai lầm của mình dù chỉ một chút...
... Dù có thể về vẻ ngoài họ giống các thánh nhân xưa ấy, nhưng nói về hành vi đúng đắn, thì còn xa mới đạt được...
... Dù là tu sĩ hay cư sĩ, ai đến gần những người này, sẽ mất đi nhân duyên với chánh pháp và đi vào gia đình của quỷ, thế thì những người này sao tránh khỏi rơi xuống địa ngục.
Ngay cả nếu một người có đủ những ý niệm sai lầm như trên, nếu gặp được thầy giỏi và nhận ra toàn bộ sai lầm của mình và nếu dừng những ý nghĩ này thấu tỏ tự tính như đang ở khoảnh khắc đó. Người ấy sẽ thực chứng khuôn mặt nguyên sơ của con đường vô tâm, sẽ nhận được kho tàng con mắt chánh pháp Niết Bàn Diệu Tâm mà Đức Phật đã truyền cho Ma Ha Ca Diếp và khi đó có thể tùy bệnh mà trao thuốc cho người khác. Người ấy có thể làm điều này ở một cấp độ vô cùng rộng lớn. Bởi lẻ, do bản thân đã bị những bệnh tương tự, người ấy sẽ biết rõ về thuốc thang đã được sử dụng, bằng không nếu vẫn không sửa đổi và dành cả đời trong vô vọng, khi nào mới tránh được gậy sắt của Diêm Vương. Liệu có ai trong đại chúng này có thể thoát khỏi những cái bẫy, những kiến giải sai lầm trong các ví dụ ta đã nói không. Nếu ai có thể thoát ra, người ấy có khả năng vượt qua rào cản...
Tác giả: Thiền sư Bassui
Người dịch: Thái An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét