Khi tánh biết thấy pháp một cách tự nhiên như tấm gương trong sáng phản ánh trung thực mọi thứ đến đi thì nó không bao giờ chán nản hay hứng thú gì cả, bởi vì lúc đó chỉ có danh sắc làm việc thì đâu có "ai" để nhàm chán hay hứng thú? Lúc đó chỉ có sự bình an, thanh thản và tự tại vô ngại ... (Viên Minh)
..Cái tâm chân thật không có gì là vui buồn hay thương ghét mà đơn giản chỉ là một sắc thái của Thiên Nhiên. Tâm trở nên an lạc hay chao động vì bị cảm xúc lường gạt.
...Trong thực tế tâm vốn không chao động mà thanh bình ... thật sự an lạc! Giống như chiếc lá cây nằm im khi không có gió. Ngọn gió thoảng qua, lá liền chao động. Lá chao động vì gió -- trạng thái tâm "chao động" phát sanh do những cảm xúc. (Ajahn Chah)
...Bất cứ một đối tượng nào, cho dù là Sati - Niệm hay Panna - Trí tuệ mà thầy mong cầu đạt được đều làm cho thầy cảm thấy trạng thái này thật là dễ chịu hay trạng thái kia thật là hữu ích. Nhưng thực tế nó chẳng tốt lành gì vì đó không phải là sự nhận ra được lẽ vô thường, khổ,vô ngã. Bởi vậy bất cứ khi nào có tâm mong cầu thì cảm giác dễ chịu, thoải mái sẽ len vào và như vậy cảm giác khó chịu khi nhận thức được sự vô thường lại không hiện lên được.(Nữ thiền sư Ajahn Naeb)
...Bất cứ một đối tượng nào, cho dù là Sati - Niệm hay Panna - Trí tuệ mà thầy mong cầu đạt được đều làm cho thầy cảm thấy trạng thái này thật là dễ chịu hay trạng thái kia thật là hữu ích. Nhưng thực tế nó chẳng tốt lành gì vì đó không phải là sự nhận ra được lẽ vô thường, khổ,vô ngã. Bởi vậy bất cứ khi nào có tâm mong cầu thì cảm giác dễ chịu, thoải mái sẽ len vào và như vậy cảm giác khó chịu khi nhận thức được sự vô thường lại không hiện lên được.(Nữ thiền sư Ajahn Naeb)
Đâu có "ai" để nhàm chán hay hứng thú?
Sở dĩ ngày nay tâm không được an lạc là bởi vì nó mãi chạy theo những cảm xúc thương, ghét, buồn, vui, của đời. Cái tâm chân thật không có gì là vui buồn hay thương ghét mà đơn giản chỉ là một sắc thái của Thiên Nhiên. Tâm trở nên an lạc hay chao động vì bị cảm xúc lường gạt. Một cái tâm không được rèn luyện quả thật là khờ dại. Cảm thọ do giác quan đưa đến phỉnh lừa, đưa nó vào những trạng thái hạnh phúc, đau khổ, thỏa thích, hay âu sầu phiền muộn, nhưng bản chất thật sự của tâm thì không có gì như vậy. Trạng thái thỏa thích hay âu sầu ấy không phải là tâm mà chỉ là những cảm xúc, đến để lừa đảo phỉnh gạt chúng ta. Một cái tâm không được rèn luyện sẽ lạc lối và bám sát theo những xúc cảm buồn vui thương ghét ấy và tự quên mình. Rồi ta nghĩ rằng chính ta băn khoăn lo ngại, hoặc dễ chịu thoải mái, hoặc gì khác.
Nhưng trong thực tế tâm vốn không chao động mà thanh bình ... thật sự an lạc! Giống như chiếc lá cây nằm im khi không có gió. Ngọn gió thoảng qua, lá liền chao động. Lá chao động vì gió -- trạng thái tâm "chao động" phát sanh do những cảm xúc. Tâm bám sát, chạy theo. Nếu tâm không chạy theo ắt không "chao động". Nếu chúng ta thấu hiểu tận tường bản chất thật sự của những cảm xúc ắt chúng ta không còn lo âu tư lự.Pháp hành của chúng ta chỉ để nhận thấy bản chất thật sự của cái Tâm Nguyên Thủy. Như vậy phải rèn luyện tâm để thấu hiểu những cảm xúc và không bị lạc lối trong đó, làm cho tâm thanh bình an lạc. Chính đó là mục tiêu mà ta phải thành đạt xuyên qua bao nhiêu khó khăn của pháp hành.
...Đức Phật dạy rằng con đường dẫn đến chấm dứt đau khổ là làm cho Giáo Pháp thật sự phát sanh trong tâm của chúng ta. Ta trở thành người chứng ngộ Giáo Pháp. Nếu có ai khen ta tốt, ta không để bị lạc lối trong lời khen. Người ta chê mình không tốt, mình không tự quên mình. Làm như vậy ta hoàn toàn tự do, không dính mắc. "Tốt" và "xấu" chỉ là thế gian pháp -- những sự vật trong thế gian trần tục. Nó chỉ là những trạng thái tâm. Nếu ta chạy theo nó thì tâm ta trở thành thế gian. Ta chỉ mù mờ mò mẫm trong đêm tối mà không biết lối thoát. Làm như thế ắt chúng ta không tự chủ, không làm chủ lấy mình. Ta cố gắng chiến thắng kẻ khác, nhưng hành động như vậy ta chỉ chiến thắng chính ta. Trái lại, nếu tự mình làm chủ lấy mình ta sẽ chủ động trong tất cả, sẽ làm chủ tất cả -- tất cả những tâm sở, tất cả sắc, thinh, hương, vị, và xúc...
(Trích " Hương vị Giải Thoát)
Theo những gì thầy chỉ dạy tu tập thì sống trong hiện tại, tuỳ duyên thuận pháp, hay xem nó như nó đang là, chánh niệm tỉnh giác, vô ngã vị tha, thận trọng chú tâm quan sát v.v... Trước khi con tác ý hỏi thầy cho tới đặt tay lên bàn phím con thấy và biết rõ thân tâm nó ra sao làm gì và nghĩ gì, hàng ngày con hay quan sát như vậy. Con nhìn biết thân thọ tâm pháp được mấy năm nay.
Nhưng cái mà con không hiểu là làm như vậy sao con thấy nó nhàm chán, không có hứng thú muốn thấy thân tâm như vậy, nhưng nó đã thành một thói quen không thể bỏ được. Bình thường nếu như con không thấy tâm nó nghĩ gì thì con thấy vui hơn là mỗi ngày thấy tâm nó nghĩ linh tinh phóng tâm. Giờ này con không muốn chia sẻ trình pháp hay là nói chuyện Phật pháp với ai. Con thấy tâm nó đang đặt ra nhiều câu hỏi rồi nó lại khởi lên ý nghĩ hỏi nhiều lý thuyết để cho người ta biết mình biết nhiều v.v... Có lần con khởi lên ý nghĩ hằng ngày làm như vậy để làm gì, để học ra bài học gì, học rồi thì sao? Con có học qua những phương pháp tu thiền khác nhau, tham gia các khoá tu thiền nhưng con đã bỏ hết không theo trường phái nào nữa. Con khởi lên hoài nghi làm như vậy có phải là tu bị thụt lùi không? Kính mong thầy chỉ bảo cho con hiểu thêm. Sadhu sadhu.
Trả lời:
Chỗ cốt lõi ở đây là con còn có cái "ta" tu, tức là còn có người tu, đối tượng để tu và có chỗ để mong đạt đến. Cái "ta" thì luôn hoặc là hứng thú hoặc là nhàm chán. Vậy là con chưa để cho tánh biết tự thấy pháp một cách hoàn toàn tự nhiên. Khi tánh biết thấy pháp một cách tự nhiên như tấm gương trong sáng phản ánh trung thực mọi thứ đến đi thì nó không bao giờ chán nản hay hứng thú gì cả, bởi vì lúc đó chỉ có danh sắc làm việc thì đâu có "ai" để nhàm chán hay hứng thú? Lúc đó chỉ có sự bình an, thanh thản và tự tại vô ngại mà thôi.
Trong thận trọng chú tâm quan sát chỉ thuần thấy biết như thực, không có người quan sát và đối tượng được quan sát, thì mới thực là thấy biết như thị (yathàbhùta nànadassana). Cái thấy biết của con vẫn còn khái niệm của lý trí áp dụng công thức hơn là tánh biết tự chiếu. Nói tóm lại, con thiếu chữ "buông" của ba-la-mật. Buông cái gọi là tu đi thì tánh biết tự chiếu và lúc đó nó sẽ tự biết "tùy cảm nhi ứng, tùy ngộ nhi an" hoặc "Sự lai nhi tâm thỉ hiện, sự khứ nhi tâm tùy không". Lúc đó mới có thể là một "nhàn đạo nhân" buông xả vô sự được.
Làm sao con buông được cái ta ảo tưởng
Câu hỏi:Thưa thầy. Con đã hành thiền một thời gian nhưng hình như càng hành thì cái ta ảo tưởng càng ngày nó càng lớn, tỷ lệ thuận với những nỗ lực hành thiền của con. Phải chăng con nên buông thái độ tâm của mình xuống. Và khi ngồi thiền con niệm từ "Buông" như vậy có được không ạ? Con thường bị chìm vào những ảo tưởng, nó còn cuốn con đi theo nó, nào là suy nghĩ những việc viển vông không đâu vào đâu, toàn chuyện ảo tưởng con tưởng tượng ra. Có phải bệnh tẩu hỏa nhập ma của con bị nặng đúng không ạ?
Thưa thầy, làm sao con buông được cái ta ảo tưởng xuống ạ? Kính mong thầy chỉ dạy cho con.
Con thành kính đảnh lễ Thầy.
Trả lời:
Con chưa tẩu hỏa nhập ma đâu, vì thấy ra tình trạng thực của thân tâm là một bước tiến khá xa ra khỏi cái gọi là "hành thiền". Thiền là soi thấy mọi hoạt động của cái ta ảo tưởng để trả thực tại về với bản chất chân thật (thực tánh sabhàva) của pháp, chứ không bị lừa mà "hành" theo lập trình lý tưởng của nó. Lý tưởng của bản ngã chính làảo tưởng viển vông vô ích. Thấy ra sự viển vông vô ích này, đồng thời thấy ra thực tánh vốn tự nhiên của pháp chính là thiền. Thiền không phải là hoạt động của lý trí và tham ái với mục đích đạt được sở tri và sở đắc của cái ta ảo tưởng. Thiền là thấy ra toàn bộ sự thật và ngay đó có sự chuyển hóa. Sự chuyển hóa này chính là sống tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha.
Cái sai của con là ở chỗ chưa thông suốt thái độ "buông". Ý đồ buông cũng là ý đồ của bản ngã. Có nhiều loại buông: Buông cái không thích, buông cái đã chán, buông cái bất lợi, buông cái không dùng nữa v.v... Buông như vậy chỉ có nghĩa là bỏ đi một vật, một việc hay một trạng thái không bằng lòng vừa ý mà thôi. Đó chỉ là buông bên ngoài, còn chữ buông thầy nói là buông thái độ bên trong, hay nói cho cụ thể là buông ý đồ lăng xăng của bản ngã. Khi không còn thái độ lăng xăng của bản ngã thì tâm trở về với bản chất rỗng lặng trong sáng tự nhiên của nó, bấy giờ buông có nghĩa là để yên mọi sự, mọi vật, mọi trạng thái như nó đang là và chỉ thấy thực tánh của nó là như vậy thôi, không có ta, của ta, tự ngã của ta trong đó. Ý đồ của bản ngã thì có sinh có diệt, còn buông chính là tâm bất sinh chứ không sinh tâm ưa ghét để rồi có lấy có buông.
Tuy nhiên, nếu con niệm "buông" như một pháp đối trị tạm thời thì cũng được. Khi tâm quá vọng động mà tầm thấy biết chưa đủ trung thực, khiến sinh rối loạn thì tự nhắc "buông" để cảnh giác mình trở về chánh niệm tỉnh giác là tốt. Pháp đối trị nếu biết sử dụng đúng thời, đúng chỗ, đúng trường hợp thì vẫn có thể mở đường cho thấy biết chân thực, nhưng ngược lại nếu sử dụng như phương tiện đạt được trạng thái lý tưởng thì mới là trở ngại cho sự chuyển hóa tự nhiên. Khi người chưa thấy pháp hay chưa ngộ thì đối trị còn trong vòng khái niệm đúng sai, thiện ác và luôn muốn trở thành, nên chỉ làm cho vấn đề phức tạp thêm, nhưng khi đã thấy pháp thì đối trị cũng là việc tự nhiên như đói thì ăn, khát thì uống... không có gì là sai cả.
Nhưng cái mà con không hiểu là làm như vậy sao con thấy nó nhàm chán, không có hứng thú muốn thấy thân tâm như vậy, nhưng nó đã thành một thói quen không thể bỏ được. Bình thường nếu như con không thấy tâm nó nghĩ gì thì con thấy vui hơn là mỗi ngày thấy tâm nó nghĩ linh tinh phóng tâm. Giờ này con không muốn chia sẻ trình pháp hay là nói chuyện Phật pháp với ai. Con thấy tâm nó đang đặt ra nhiều câu hỏi rồi nó lại khởi lên ý nghĩ hỏi nhiều lý thuyết để cho người ta biết mình biết nhiều v.v... Có lần con khởi lên ý nghĩ hằng ngày làm như vậy để làm gì, để học ra bài học gì, học rồi thì sao? Con có học qua những phương pháp tu thiền khác nhau, tham gia các khoá tu thiền nhưng con đã bỏ hết không theo trường phái nào nữa. Con khởi lên hoài nghi làm như vậy có phải là tu bị thụt lùi không? Kính mong thầy chỉ bảo cho con hiểu thêm. Sadhu sadhu.
Trả lời:
Chỗ cốt lõi ở đây là con còn có cái "ta" tu, tức là còn có người tu, đối tượng để tu và có chỗ để mong đạt đến. Cái "ta" thì luôn hoặc là hứng thú hoặc là nhàm chán. Vậy là con chưa để cho tánh biết tự thấy pháp một cách hoàn toàn tự nhiên. Khi tánh biết thấy pháp một cách tự nhiên như tấm gương trong sáng phản ánh trung thực mọi thứ đến đi thì nó không bao giờ chán nản hay hứng thú gì cả, bởi vì lúc đó chỉ có danh sắc làm việc thì đâu có "ai" để nhàm chán hay hứng thú? Lúc đó chỉ có sự bình an, thanh thản và tự tại vô ngại mà thôi.
Trong thận trọng chú tâm quan sát chỉ thuần thấy biết như thực, không có người quan sát và đối tượng được quan sát, thì mới thực là thấy biết như thị (yathàbhùta nànadassana). Cái thấy biết của con vẫn còn khái niệm của lý trí áp dụng công thức hơn là tánh biết tự chiếu. Nói tóm lại, con thiếu chữ "buông" của ba-la-mật. Buông cái gọi là tu đi thì tánh biết tự chiếu và lúc đó nó sẽ tự biết "tùy cảm nhi ứng, tùy ngộ nhi an" hoặc "Sự lai nhi tâm thỉ hiện, sự khứ nhi tâm tùy không". Lúc đó mới có thể là một "nhàn đạo nhân" buông xả vô sự được.
Làm sao con buông được cái ta ảo tưởng
Câu hỏi:Thưa thầy. Con đã hành thiền một thời gian nhưng hình như càng hành thì cái ta ảo tưởng càng ngày nó càng lớn, tỷ lệ thuận với những nỗ lực hành thiền của con. Phải chăng con nên buông thái độ tâm của mình xuống. Và khi ngồi thiền con niệm từ "Buông" như vậy có được không ạ? Con thường bị chìm vào những ảo tưởng, nó còn cuốn con đi theo nó, nào là suy nghĩ những việc viển vông không đâu vào đâu, toàn chuyện ảo tưởng con tưởng tượng ra. Có phải bệnh tẩu hỏa nhập ma của con bị nặng đúng không ạ?
Thưa thầy, làm sao con buông được cái ta ảo tưởng xuống ạ? Kính mong thầy chỉ dạy cho con.
Con thành kính đảnh lễ Thầy.
Trả lời:
Con chưa tẩu hỏa nhập ma đâu, vì thấy ra tình trạng thực của thân tâm là một bước tiến khá xa ra khỏi cái gọi là "hành thiền". Thiền là soi thấy mọi hoạt động của cái ta ảo tưởng để trả thực tại về với bản chất chân thật (thực tánh sabhàva) của pháp, chứ không bị lừa mà "hành" theo lập trình lý tưởng của nó. Lý tưởng của bản ngã chính làảo tưởng viển vông vô ích. Thấy ra sự viển vông vô ích này, đồng thời thấy ra thực tánh vốn tự nhiên của pháp chính là thiền. Thiền không phải là hoạt động của lý trí và tham ái với mục đích đạt được sở tri và sở đắc của cái ta ảo tưởng. Thiền là thấy ra toàn bộ sự thật và ngay đó có sự chuyển hóa. Sự chuyển hóa này chính là sống tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha.
Cái sai của con là ở chỗ chưa thông suốt thái độ "buông". Ý đồ buông cũng là ý đồ của bản ngã. Có nhiều loại buông: Buông cái không thích, buông cái đã chán, buông cái bất lợi, buông cái không dùng nữa v.v... Buông như vậy chỉ có nghĩa là bỏ đi một vật, một việc hay một trạng thái không bằng lòng vừa ý mà thôi. Đó chỉ là buông bên ngoài, còn chữ buông thầy nói là buông thái độ bên trong, hay nói cho cụ thể là buông ý đồ lăng xăng của bản ngã. Khi không còn thái độ lăng xăng của bản ngã thì tâm trở về với bản chất rỗng lặng trong sáng tự nhiên của nó, bấy giờ buông có nghĩa là để yên mọi sự, mọi vật, mọi trạng thái như nó đang là và chỉ thấy thực tánh của nó là như vậy thôi, không có ta, của ta, tự ngã của ta trong đó. Ý đồ của bản ngã thì có sinh có diệt, còn buông chính là tâm bất sinh chứ không sinh tâm ưa ghét để rồi có lấy có buông.
Tuy nhiên, nếu con niệm "buông" như một pháp đối trị tạm thời thì cũng được. Khi tâm quá vọng động mà tầm thấy biết chưa đủ trung thực, khiến sinh rối loạn thì tự nhắc "buông" để cảnh giác mình trở về chánh niệm tỉnh giác là tốt. Pháp đối trị nếu biết sử dụng đúng thời, đúng chỗ, đúng trường hợp thì vẫn có thể mở đường cho thấy biết chân thực, nhưng ngược lại nếu sử dụng như phương tiện đạt được trạng thái lý tưởng thì mới là trở ngại cho sự chuyển hóa tự nhiên. Khi người chưa thấy pháp hay chưa ngộ thì đối trị còn trong vòng khái niệm đúng sai, thiện ác và luôn muốn trở thành, nên chỉ làm cho vấn đề phức tạp thêm, nhưng khi đã thấy pháp thì đối trị cũng là việc tự nhiên như đói thì ăn, khát thì uống... không có gì là sai cả.
Cái tâm chân thật
Nhưng trong thực tế tâm vốn không chao động mà thanh bình ... thật sự an lạc! Giống như chiếc lá cây nằm im khi không có gió. Ngọn gió thoảng qua, lá liền chao động. Lá chao động vì gió -- trạng thái tâm "chao động" phát sanh do những cảm xúc. Tâm bám sát, chạy theo. Nếu tâm không chạy theo ắt không "chao động". Nếu chúng ta thấu hiểu tận tường bản chất thật sự của những cảm xúc ắt chúng ta không còn lo âu tư lự.Pháp hành của chúng ta chỉ để nhận thấy bản chất thật sự của cái Tâm Nguyên Thủy. Như vậy phải rèn luyện tâm để thấu hiểu những cảm xúc và không bị lạc lối trong đó, làm cho tâm thanh bình an lạc. Chính đó là mục tiêu mà ta phải thành đạt xuyên qua bao nhiêu khó khăn của pháp hành.
...Đức Phật dạy rằng con đường dẫn đến chấm dứt đau khổ là làm cho Giáo Pháp thật sự phát sanh trong tâm của chúng ta. Ta trở thành người chứng ngộ Giáo Pháp. Nếu có ai khen ta tốt, ta không để bị lạc lối trong lời khen. Người ta chê mình không tốt, mình không tự quên mình. Làm như vậy ta hoàn toàn tự do, không dính mắc. "Tốt" và "xấu" chỉ là thế gian pháp -- những sự vật trong thế gian trần tục. Nó chỉ là những trạng thái tâm. Nếu ta chạy theo nó thì tâm ta trở thành thế gian. Ta chỉ mù mờ mò mẫm trong đêm tối mà không biết lối thoát. Làm như thế ắt chúng ta không tự chủ, không làm chủ lấy mình. Ta cố gắng chiến thắng kẻ khác, nhưng hành động như vậy ta chỉ chiến thắng chính ta. Trái lại, nếu tự mình làm chủ lấy mình ta sẽ chủ động trong tất cả, sẽ làm chủ tất cả -- tất cả những tâm sở, tất cả sắc, thinh, hương, vị, và xúc...
(Trích " Hương vị Giải Thoát)
Hãy từ bỏ tất cả tâm mong cầu
Phra Prasart: Nhưng nếu chúng ta thực tập Vipassana mà không mong cầu gì cả thì việc thực tập sẽ không tích cực mà bị sa lầy hoặc tiến chậm.
Upasika Naeb: Bởi vì thấy là phải "nhìn" chứ không phải vì "muốn thấy". Nếu chúng ta đang nhìn thì dù muốn hoặc không muốn nhìn, ta cũng phải thấy. Như vậy, nếu ta "muốn nhìn" thì phải biết là ta sẽ tăng trưởng ô nhiễm, phiền não (defilements) khi nhìn như vậy; cũng y như kilesa hay tâm mong muốn sẽ điều khiển sự nhìn ngắm và làm khuất lấp thực tại của giây phút hiện tiền. Bất cứ khi nào tâm tham muốn hiện lên, nó cũng khiến thầy cảm thấy dễ chịu, thông thường là như vậy. Bất cứ một đối tượng nào, cho dù là Sati - Niệm hay Panna - Trí tuệ mà thầy mong cầu đạt được đều làm cho thầy cảm thấy trạng thái này thật là dễ chịu hay trạng thái kia thật là hữu ích. Nhưng thực tế nó chẳng tốt lành gì vì đó không phải là sự nhận ra được lẽ vô thường, khổ,vô ngã. Bởi vậy bất cứ khi nào có tâm mong cầu thì cảm giác dễ chịu, thoải mái sẽ len vào và như vậy cảm giác khó chịu khi nhận thức được sự vô thường lại không hiện lên được.
Người bình thường khi làm điều gì thì tâm mong muốn đều len lỏi vào; và khi tâm mong muốn hiện ra hay muốn làm gì, chúng ta đều nghĩ việc đó là tốt nên khởi tâm mong cầu, có đúng vậy không? Người bình thường đều như vậy, nên khi ta tách rời sự mong cầu ra khỏi những cảm thọ trong từng trạng thái thì điều này rất khó. Ta phải có sự hiểu biết tốt và đúng đắn, ta phải sử dụng sự quán sát. Ðiều này rất quan trọng cho hành giả.
Phra Prasart: Hãy từ bỏ tất cả tâm mong cầu, dù là mong thấy được sự phồng xẹp. Chẳng ích chi cả!
Upasika Naeb: Ta hoàn toàn không thể sử dụng chúng được. Tại sao phồng xẹp lại không hữu ích? Chỉ là vì chúng ta mong cầu chúng. Vì khi mong muốn là ta nghĩ chúng quan trọng và tốt cho ta, có đúng vậy không?
Phra Prasart: Khi thực hành, hầu như ai cũng mong thấy được sự phồng xẹp vì họ nghĩ điều này rất tốt
Upasika Naeb: Ðiều thực sự không phải là thế. Nếu cứ tiếp tục như vậy, hành giả không thể đạt đến Thanh tịnh Ðạo, bởi tham dục (tanha - craving) và tà kiến ((ditthi - wrong view) Thanh tịnh Ðạo là có được sự thanh tịnh, không còn ô nhiễm. Có 7 giai đoạn sẽ hiện hữu trong tâm hành giả. Ta phải giữ mình đừng có tâm tham và tà kiến và phải xa lánh chúng. Kinh Mahasatipatthana (Đại niệm xứ) dạy rằng không nên nuôi dưỡng tham dục; ta có thể sử dụng lời dạy này để đạt đến Thanh tịnh đạo. Ðiều quan trọng là ta có ngồi với tâm mong cầu hay không, bởi vì khi ngồi và quán sát Sắc chất ngồi, ta cảm nhận như thấy được Sắc chất ngồi. Tất cả hành giả, khi quán sát "Sắc chất ngồi", họ nghĩ là họ sẽ quán sát với mục đích nhìn được điều này hay điều nọ là họ đều chìm đắm trong một trò tiêu khiển không nên có hoặc bị cấm. Thêm một điều khác nữa, là nếu không cần thiết thì đừng cử động. Nếu ta có những cử động không cần thiết thì tâm tham sẽ luôn khởi lên. Nhưng thường thì ta chỉ sử dụng những vị thế cần thiết, phải vậy không? Nhưng nếu vì cần thiết mà ta làm vậy thì cũng khó mà không bị ô nhiễm, bởi tất cả đều khởi đi từ sự mong cầu.
Nữ thiền sư Ajahn Naeb |
Upasika Naeb: Bởi vì thấy là phải "nhìn" chứ không phải vì "muốn thấy". Nếu chúng ta đang nhìn thì dù muốn hoặc không muốn nhìn, ta cũng phải thấy. Như vậy, nếu ta "muốn nhìn" thì phải biết là ta sẽ tăng trưởng ô nhiễm, phiền não (defilements) khi nhìn như vậy; cũng y như kilesa hay tâm mong muốn sẽ điều khiển sự nhìn ngắm và làm khuất lấp thực tại của giây phút hiện tiền. Bất cứ khi nào tâm tham muốn hiện lên, nó cũng khiến thầy cảm thấy dễ chịu, thông thường là như vậy. Bất cứ một đối tượng nào, cho dù là Sati - Niệm hay Panna - Trí tuệ mà thầy mong cầu đạt được đều làm cho thầy cảm thấy trạng thái này thật là dễ chịu hay trạng thái kia thật là hữu ích. Nhưng thực tế nó chẳng tốt lành gì vì đó không phải là sự nhận ra được lẽ vô thường, khổ,vô ngã. Bởi vậy bất cứ khi nào có tâm mong cầu thì cảm giác dễ chịu, thoải mái sẽ len vào và như vậy cảm giác khó chịu khi nhận thức được sự vô thường lại không hiện lên được.
Người bình thường khi làm điều gì thì tâm mong muốn đều len lỏi vào; và khi tâm mong muốn hiện ra hay muốn làm gì, chúng ta đều nghĩ việc đó là tốt nên khởi tâm mong cầu, có đúng vậy không? Người bình thường đều như vậy, nên khi ta tách rời sự mong cầu ra khỏi những cảm thọ trong từng trạng thái thì điều này rất khó. Ta phải có sự hiểu biết tốt và đúng đắn, ta phải sử dụng sự quán sát. Ðiều này rất quan trọng cho hành giả.
Phra Prasart: Hãy từ bỏ tất cả tâm mong cầu, dù là mong thấy được sự phồng xẹp. Chẳng ích chi cả!
Upasika Naeb: Ta hoàn toàn không thể sử dụng chúng được. Tại sao phồng xẹp lại không hữu ích? Chỉ là vì chúng ta mong cầu chúng. Vì khi mong muốn là ta nghĩ chúng quan trọng và tốt cho ta, có đúng vậy không?
Phra Prasart: Khi thực hành, hầu như ai cũng mong thấy được sự phồng xẹp vì họ nghĩ điều này rất tốt
Upasika Naeb: Ðiều thực sự không phải là thế. Nếu cứ tiếp tục như vậy, hành giả không thể đạt đến Thanh tịnh Ðạo, bởi tham dục (tanha - craving) và tà kiến ((ditthi - wrong view) Thanh tịnh Ðạo là có được sự thanh tịnh, không còn ô nhiễm. Có 7 giai đoạn sẽ hiện hữu trong tâm hành giả. Ta phải giữ mình đừng có tâm tham và tà kiến và phải xa lánh chúng. Kinh Mahasatipatthana (Đại niệm xứ) dạy rằng không nên nuôi dưỡng tham dục; ta có thể sử dụng lời dạy này để đạt đến Thanh tịnh đạo. Ðiều quan trọng là ta có ngồi với tâm mong cầu hay không, bởi vì khi ngồi và quán sát Sắc chất ngồi, ta cảm nhận như thấy được Sắc chất ngồi. Tất cả hành giả, khi quán sát "Sắc chất ngồi", họ nghĩ là họ sẽ quán sát với mục đích nhìn được điều này hay điều nọ là họ đều chìm đắm trong một trò tiêu khiển không nên có hoặc bị cấm. Thêm một điều khác nữa, là nếu không cần thiết thì đừng cử động. Nếu ta có những cử động không cần thiết thì tâm tham sẽ luôn khởi lên. Nhưng thường thì ta chỉ sử dụng những vị thế cần thiết, phải vậy không? Nhưng nếu vì cần thiết mà ta làm vậy thì cũng khó mà không bị ô nhiễm, bởi tất cả đều khởi đi từ sự mong cầu.
Trích: 15 nguyên tắc thiền tập cho những người mới khởi sự tập thiền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét