Phật nói: Giống như khỉ trong rừng ông nhảy từ cây nọ sang cây kia, chưa bao giờ tìm thấy quả - từ kiếp nọ sang kiếp kia, chưa bao giờ tìm thấy an bình.
An bình là quả - và tâm trí chẳng có ý tưởng an bình là gì. Nó chỉ biết xung đột, nó chỉ biết chiến tranh, bạo hành, huỷ diệt. Nó chỉ biết mọi loại hư hỏng, thần kinh, tâm thần. Nó biết chia chẻ bên trong sâu sắc, nhưng nó chẳng biết gì về an bình; nó chưa bao giờ nếm trải an bình, an bình tuyệt đối không được biết tới. Nó chỉ là lời, trống rỗng mọi nghĩa. Nghĩa tới qua kinh nghiệm, bằng không mọi lời đều trống rỗng. Thượng đế là từ trống rỗng với bạn bởi vì bạn đã không kinh nghiệm nó. An bình là từ trống rỗng với bạn vì bạn đã không kinh nghiệm nó. Phật không dùng từ 'phúc lạc'. Đó bao giờ cũng đã là hoàn cảnh trước Phật: rằng phúc lạc là kết quả. Sat-chit-anand - chân lí, tâm thức, phúc lạc - đây là ba khía cạnh của sự hoàn thành tối thượng. Nhưng Phật không nói về phúc lạc bởi lí do nào đó. Lí do là ở chỗ khoảnh khắc bạn nói về phúc lạc, bạn nhất định bị hiểu lầm. Mọi người bắt đầu nghĩ về hạnh phúc và hoan lạc - có thể trên bình diện cao hơn, nhưng ý tưởng của họ về hoan lạc vẫn như cũ, ý tưởng của họ về hạnh phúc vẫn còn như cũ. Họ nghĩ về hoan lạc dục ngay cả trên thiên đường. Có các tôn giáo thậm chí còn cho phép đồng dục trên thiên đường, bởi vì họ đã được sinh ra ở các nước mà đồng dục rất thịnh hành. Và mọi tôn giáo đều hứa hẹn với bạn về đàn bà đẹp trên thiên đường. Ai đã phóng chiếu những ý tưởng này? Những người bị thất vọng, những người đã thất bại ở đây; bây giờ họ đang hi vọng họ sẽ thành công ở thế giới khác, ở bờ bên kia.
Phật không dùng từ 'phúc lạc' bởi lẽ đơn giản là nó có thể tạo ra hiểu lầm. Nó tạo ra điều đó bởi vì bạn biết cái gì đó về hạnh phúc, và bạn nghĩ có thể có sự khác biệt lớn giữa phúc lạc và hạnh phúc, nhưng hạnh phúc cho bạn ý tưởng nào đó về phúc lạc sẽ là gì.
Phúc lạc không phải là hạnh phúc. Phúc lạc giống an bình hơn giống hạnh phúc. Phúc lạc không là bất hạnh không là hạnh phúc; nó là an bình khỏi rối loạn đó, xung đột đó. Nó là an bình, tuyệt đối an bình, bởi vì nó là siêu việt của nhị nguyên. Hạnh phúc bao giờ cũng tồn tại cùng bất hạnh; bất hạnh bao giờ cũng có hạnh phúc ở phía bên kia của nó. Chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền. Khi toàn thể đồng tiền rơi khỏi tay bạn, bạn không hạnh phúc không bất hạnh.
Chính bởi vì điều này mà Phật chưa bao giờ có hấp dẫn nào với số đông người Ấn Độ. Ai muốn an bình? Mọi người đều muốn hạnh phúc - và mọi người đều biết rằng hạnh phúc có bất hạnh đi sau nó, như ngày được tiếp nối bởi đêm, như tử được đi sau sinh, sinh được đi sau tử. Đó là cái vòng luẩn quẩn: nếu bạn hạnh phúc, bạn có thể chắc chắn rằng chẳng mấy chốc bạn sẽ bất hạnh; nếu bạn bất hạnh, bạn có thể chắc chắn rằng chẳng mấy chốc bạn sẽ lại hạnh phúc.
Thấy ra trò chơi này của hạnh phúc và bất hạnh, người quan sát, thiền nhân trở nên không bị đồng nhất với cả hai. Khi hạnh phúc tới, người đó biết rằng bất hạnh sẽ tới, cho nên sao lại bị kích động? Khi bất hạnh tới người đó không bị rối loạn chút nào bởi vì người đó biết hạnh phúc sẽ tới chỉ quanh đâu đây thôi, cho nên sao lại trở nên rối loạn? Người đó không bị kích động bởi hạnh phúc, không bị quấy rối bởi bất hạnh. Đây là an bình. Người đó vẫn còn là một, trong cân bằng sâu sắc; im lặng của người đó không bị quấy rối. Ngày tới rồi đi, đêm tới rồi đi, mọi thứ tới rồi đi. Người đó vẫn còn là nhân chứng, vô tư, bình thản. Bình thản đó, vô tư đó là an bình.
Nhưng không ai muốn an bình. Những người ngủ không thể muốn an bình. Do đó mới có Phật, ngay cả khi ông ấy còn sống, hàng nghìn người đã được biến đổi bởi ông ấy, điều chưa bao giờ xảy ra trước đây... Nhiều người nữa đã trở nên chứng ngộ quanh ông ấy hơn quanh bất kì ai khác trong toàn bộ lịch sử. Dầu vậy, tôn giáo của ông ấy đã biến mất khỏi Ấn Độ; nó đã không hấp dẫn quần chúng. Củ cà rốt đó đã không có để treo trước bạn: phúc lạc.. Ông ấy nói về an bình.
An bình dường như rất không quyến rũ; nó không rung chuông trong tim bạn. An bình, chỉ an bình thôi sao? Nhiều nỗ lực thế cho thiền và nhiều nỗ lực thế để thức dậy, và kết quả chỉ là an bình thôi sao? Bạn muốn cái gì đó kích động hơn, nhiều cảm giác hơn. Bạn muốn cực lạc, không phải an bình. Giấc ngủ của bạn tạo ra giấc mơ về phúc lạc, về cực lạc, về niềm vui lớn, niềm vui vĩnh hằng.
Nhưng chọn lựa của Phật về từ này rất đúng, tuyệt đối đúng. Ông ấy chưa bao giờ đi ra khỏi chân lí bên trong, ông ấy cứ nhấn mạnh vào nó. Dù nó có hấp dẫn bạn hay không, ông ấy không quan tâm mấy về điều đó. Ông ấy sẽ không thoả hiệp chút nào với bạn và ham muốn của bạn và giấc ngủ của bạn.
Tất nhiên, khi Phật chết, các học giả bắt đầu diễn giải an bình của ông ấy là phúc lạc - cái tên khác, họ nói, cho phúc lạc. Nhưng từ Ấn Độ nó đã biến mất, tôn giáo này đã biến mất. Các học giả và bác học đã biết về nó chậm chút ít. Khi tôn giáo này đã biến mất khỏi Ấn Độ, thế thì họ mới nghĩ về nó, và tại sao nó đã biến mất. Và đây là hoàn cảnh: Phật đã nói về an bình, về niết bàn. Niết bàn nghĩa là dừng lại, nghĩa là bạn sẽ dừng lại toàn bộ. Ai muốn dừng lại toàn bộ? Sâu bên dưới bạn muốn vẫn còn, vẫn tiếp tục. Vâng, bạn có thể chấp nhận rằng thân thể sẽ không có đó, thân thể sẽ rơi về cát bụi - cát bụi trở về với cát bụi. Nhưng tâm linh của bạn, linh hồn của bạn sẽ có đó.
Và Phật nói bạn không có linh hồn nào, bởi vì linh hồn của bạn không là gì ngoài cái tên linh thiêng cho bản ngã cũ của bạn. Và tâm linh của bạn là gì? - chẳng là gì ngoài cái mẽ ngoài cho bản ngã tồn tại. Ông ấy rất ác một cách từ bi. Ông ấy nói bạn sẽ không có đó chút nào.
Mọi người hay hỏi ông ấy, "Thế thì tại sao chúng tôi phải thiền? Điều đó dường như giống tự tử tuyệt đối!"
Và Phật nói, "Vâng, đích xác nó là điều đó. Nhưng an bình sẽ có đó."
Bây giờ vấn đề thậm chí còn trở nên phức tạp hơn. Bạn thậm chí có thể trở nên quan tâm tới an bình; bị mệt mỏi về niềm vui, hạnh phúc, bất hạnh, buồn bã, khổ sở, đau khổ, bạn thậm chí có thể ngần ngại, theo cách nhẫn nhục, đồng ý đạt tới an bình - nhưng bạn sẽ không có đó. Thế thì vấn đề khác nảy sinh mà còn có ý nghĩa nhiều hơn cho bạn trong giấc ngủ: "Nếu mình không có đó, ai sẽ kinh nghiệm an bình? Và phỏng có ích gì mà đạt tới cái gì đó nếu mình không thể kinh nghiệm được nó, nếu mình không có đó chút nào?"
Và Phật tuyệt đối đúng. Ông ấy nói: Nếu ông có đó, an bình không thể có được. Khi ông không có đó, có an bình.
Shakespeare nói: Tồn tại hay không tồn tại là vấn đề. Phật nói: Chọn không tồn tại đi. Tồn tại là vấn đề; không tồn tại nghĩa là mọi vấn đề đã được siêu việt lên, mọi lo nghĩ đã được siêu việt lên.
Phật tử biết rằng có cái gì đó nguy hiểm trong thông điệp của Phật; nó phải bị thay đổi. Họ đã thay đổi nó.
Ở Tây Tạng, ở Trung Quốc, ở Nhật Bản, họ đã vứt bỏ từ của Phật hay họ đã cho nghĩa mới cho những lời này. Trong khi họ dịch kinh sách Phật giáo sang tiếng Tây Tạng, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn, họ đã làm thành vấn đề là tất cả những điều tiêu cực phải bị vứt bỏ khỏi Phật và chúng phải được thay thế bằng điều tích cực. "Ông sẽ có đó trong tất cả niềm vinh quang của mình, trong tất cả vĩ đại của mình, trong tất cả cái đẹp của mình. Ông sẽ có đó trong thuần khiết của mình. Linh hồn ông sẽ có đó, hoàn toàn thuần khiết, vàng ròng. Và ông sẽ đạt tới phúc lạc: mahasukh - phúc lạc vĩ đại."
Và thế rồi, giống như lửa, tôn giáo của Phật lan rộng khắp châu Á. Nó đã biến mất khỏi đất nước khởi nguồn của nó bởi lẽ đơn giản là Phật sẽ không thoả hiệp với giấc ngủ của bạn; nó đã thành công trên khắp châu Á bởi vì các tín đồ đã thoả hiệp. Họ đã phá huỷ sự thuần khiết của Phật giáo; họ đã đem nó xuống mức của bạn. Nỗ lực của Phật là nâng bạn lên tới mức của ông ấy, còn tín đồ của ông ấy đã lôi ông ấy xuống mức của bạn.
Đó là điều bao giờ cũng xảy ra với các tín đồ, bởi vì họ cũng ngủ; họ là người như bạn thôi. Họ cũng mơ như bạn, họ cũng ham muốn như bạn. Có hiểu biết nào đó giữa bạn và họ. Họ có thể hiểu giấc mơ của bạn bởi vì họ cũng là giấc mơ của họ nữa. Phật ở xa khỏi họ như ông ấy ở xa với bạn. Đó là hiện tượng kì lạ, nhưng nó bao giờ cũng vậy. Người Ki tô giáo đã thành công khi họ phản bội Christ và Phật tử đã thành công khi họ phản bội Phật. Bạn phải phản bội thầy, thế thì bạn có thể thành công. Khi thầy bắt đầu nói như người ngủ, thế thì người ngủ trở nên quan tâm; thế thì ông ấy đang nói trong ngôn ngữ của bạn.
Trích từ "Dhammapada: Con đường của Phật - Tập 9"
Và thế rồi, giống như lửa, tôn giáo của Phật lan rộng khắp châu Á. Nó đã biến mất khỏi đất nước khởi nguồn của nó bởi lẽ đơn giản là Phật sẽ không thoả hiệp với giấc ngủ của bạn; nó đã thành công trên khắp châu Á bởi vì các tín đồ đã thoả hiệp. Họ đã phá huỷ sự thuần khiết của Phật giáo; họ đã đem nó xuống mức của bạn. Nỗ lực của Phật là nâng bạn lên tới mức của ông ấy, còn tín đồ của ông ấy đã lôi ông ấy xuống mức của bạn.
Đó là điều bao giờ cũng xảy ra với các tín đồ, bởi vì họ cũng ngủ; họ là người như bạn thôi. Họ cũng mơ như bạn, họ cũng ham muốn như bạn. Có hiểu biết nào đó giữa bạn và họ. Họ có thể hiểu giấc mơ của bạn bởi vì họ cũng là giấc mơ của họ nữa. Phật ở xa khỏi họ như ông ấy ở xa với bạn. Đó là hiện tượng kì lạ, nhưng nó bao giờ cũng vậy. Người Ki tô giáo đã thành công khi họ phản bội Christ và Phật tử đã thành công khi họ phản bội Phật. Bạn phải phản bội thầy, thế thì bạn có thể thành công. Khi thầy bắt đầu nói như người ngủ, thế thì người ngủ trở nên quan tâm; thế thì ông ấy đang nói trong ngôn ngữ của bạn.
Trích từ "Dhammapada: Con đường của Phật - Tập 9"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét